Nhưng chính vì lạc thú chỉ có thể một mình tôi thưởng thức.”
Thiền Sư Lương Khoan, người đã xô ngã được sự lố bịch tân thời của
thời đại ngài, người đã đứng trong cái vinh quang của những thế kỷ đầu,
người mà thi ca và nét chữ đã được thán phục nhiều nhất ở Nhật Bản ngày
nay - đã sống một cách rất thực trong tinh thần của những bài thơ này, đã
rong du suốt các nẻo đường quê của đất nước, lấy lều cỏ làm nhà, lấy giẻ
vụn làm áo, đã chuyện trò thân mật với người nông dân lam lũ.
Đối với ngài sự sâu sắc của tôn giáo và văn chương không lấy gì làm
khó. Văn chương và tôn giáo nơi ngài diễn tả bằng từ ngữ “hòa nhan, ái
ngữ” của đạo Phật.
Trong bài thơ di chúc của ngài, Thiền sư đã không cần truyền lại một
mật ý nào cả, một gia tài nào cả. Ngài chỉ nói rằng sau khi ngài tịch thiên
nhiên vẫn mãi còn xinh đẹp. Có thể đó là điều ngài “để lại”. Người ta cảm
nghe những tình cảm của nước Nhật xưa trong bài thơ cùng một lần với
lòng nhiệt thành của đức tin tôn giáo.
“Tôi đã cứ tự hỏi và tự hỏi rằng khi nào nàng sẽ đến,
Và giờ đây thì chúng tôi đang được ở bên nhau.
Tôi còn phải suy nghĩ gì nữa nhỉ?”
Thiền Sư Lương Khoan cũng đã có làm những bài thơ về tình yêu. Tôi
thích nhất cái bài mà tôi vừa mới trích. Một ông già sáu mươi chín tuổi (tôi
có thể ghi thêm rằng vào cùng tuổi này tôi lãnh giải thưởng văn chương
Nobel). Lương Khoan Thiền Sư gặp một ni cô tên là Trinh Tâm, hai mươi
chín tuổi, và tình yêu giữa hai người đã nẩy nở thật trong sáng. Bài thơ
được xem như là bài thơ của hạnh phúc, của sự may mắn đã gặp được
người bạn tình vong niên, người mà ngài đã chờ đợi từ lâu. Câu chót của
bài thơ là hiện thân cho chính sự bình dị.
Thiền Sư Lượng Khoan viên tịch vào năm bảy mươi ba tuổi. Người qua
đời ở tỉnh Echigo, giờ là quận Niigata, nơi hình thành của cuốn tiểu thuyết