- Thế còn ngày lễ 700 năm này là thế nào nhỉ? - Bà Yasuco hỏi.. - Người
thì bảo là kỷ niệm Đức Phật Tổ, kẻ thì lại bảo là kỷ niệm đấng Nichiren.
Singo và Kikuco không trả lời được.
- Thế báo chí không viết gì về chuyện đó hả mẹ? - Kikuco hỏi.
- Hình như cũng có đây. - Yasuco đáp và đưa một xấp báo cho con dâu. -
Tôi cũng có thấy viết gì đó về ngày lễ, nhưng câu chuyện về cặp vợ chồng
già bỏ nhà ra đi đã gây ấn tượng quá mạnh làm tôi quên hết mọi cái khác.
Một nhà từ thiện lớn, Phó chủ tịch Hội đua thuyền Nhật Bản, nguyên Chủ
tịch hãng sản xuất thuyền buồm, sáu mươi chín tuổi. Còn bà vợ thì sáu
mươi tám...
- Nhưng điều gì đã gây ấn tượng đối với bà? - Singo hỏi.
- Ông ta để lại một bức thư trăng trối như sau: “Chúng tôi không muốn
đạt đến cái tình trạng đáng ghét của tuổi già, khi mà người ta chỉ còn đếm
từng ngày và bị thế giới và mọi người quên lãng. Hai chúng tôi không
muôn sống đến lúc đó. Chúng tôi rất thông cảm với Tử tước Tacaghi (
).
Con người ta cần phải ra đi, trong lúc còn được yêu mến. Vì thế chúng tôi
rời bỏ thế giới này trong tình thương yêu của gia đình và của vô vàn bạn
hữu cùng các bậc đồng nghiệp, đồng niên”. Đó là bức thư họ để lại cho con
gái. Còn cho các cháu thì họ viết thế này: “Cũng sắp đến ngày nước Nhật
được hoàn toàn độc lập, song con đường tới tương lai vẫn còn đen tối lắm.
Nên những người trẻ tuổi từng biết đến nỗi khủng khiếp của chiến tranh
nay thực sự muốn hòa bình, họ cần phải đi theo tư tưởng của Gandhi vốn
phủ nhận việc sử dụng bạo lực. Chúng tôi đã sống quá lâu và trở nên bất
lực trong việc dẫn dắt người khác và cả bản thân mình đi theo con đường
mà chúng tôi cho là duy nhất đúng. Cố sống đến cái “tuổi đáng ghét” có
nghĩa là chúng tôi sẽ xóa bỏ hết cuộc sống đã qua cho tới phút này. Chúng
tôi muốn được nhớ đến trong ký ức của các cháu như một người ông và
một người bà tốt”.