Bà mẹ hỏi:
“Chắc là loại ảnh in trên kính phải không?”
“Dạ đúng. Họ bôi thuốc lên kính, và hình hiện ra khi thuốc còn ướt. Mẹ
biết không, những ảnh kiểu cổ ấy.”
“Ồ, những ảnh kiểu ấy, ấy à.”
“Tấm kính mới trông thì trong suốt. Khi người viết trở về viện bảo tàng
coi kỹ lại, soi kính lên đèn thì thấy hình một chàng trai trẻ mặc triều phục.
Tấm kính hóa ra một tấm ảnh, tất nhiên đã bị phai đi nhiều.”
Thấy chuyện ly kỳ, Oki hỏi:
“Có phải là chúa Iemochi không?”
“Thưa cha hình như là vậy. Có lẽ công nương được chôn với tấm ảnh của
người chồng đã chết. Tác giả bài tùy bút viết vậy. Anh ta tính hôm sau sẽ
mang tấm ảnh đến Viện Di Vật Văn Hóa để xin ý kiến... Nhưng sáng hôm
sau thì hình người biến mất, chỉ còn trơ lại miếng kính.”
Fumiko nhìn con trai, nét ngạc nhiên hiện trên mặt.
Oki cắt nghĩa:
“Như vậy là tại vật chôn nhiều năm, bây giờ bị mang ra không khí và
ánh sáng...”
“Đúng vậy, cha ạ. Chuyện này có nhân chứng. Tác giả bài tùy bút có đưa
cho một người lính gác xem tấm ảnh khi anh ta tình cờ bước qua. Và anh ta
kể đã chính mắt thấy hình ảnh nhà quý tộc trên tấm kính.”
“Chà...”
“Tác giả bài tùy bút gọi đó là một truyện có thật về cuộc sống phù du.”
Sau một phút, Taichiro nói tiếp:
“Nhưng ông ta có xu hướng tiểu thuyết nên thay vì chấm hết ở đây, thì
lại thêm dầu giấm vào. Cha biết, người ta đồn hoàng thân Arisugawa mê