YASUNARI KAWABATA GIỮA DÒNG CHẢY
ĐÔNG - TÂY
ĐÀO THỊ THU HẰNG
Văn học Nhật Bản trong kỉ nguyên hiện đại đã sản sinh ra rất nhiều tài
năng nổi tiếng thế giới. Mở đầu với Ryunosuke Akutagawa (1892-1927),
nhà văn được coi là bậc thầy truyện ngắn, một trong những người khởi
xướng phong trào hiện đại văn học Nhật Bản, góp phần quan trọng đưa nền
văn học ấy hòa vào dòng chảy chung của văn học thế giới. Thế hệ tiếp sau
Akutagawa là những tên tuổi cũng nổi bật không kém như Yokomitsu
Riichi (1898-1947), Ito Sei (1905-1969), Hori Tatsuo (1904-1953)... Nhưng
có một tài năng vượt trội cả về nghệ thuật biểu hiện lẫn độ phong phú của
thể tài, tư tưởng... đó là Yasunari Kawabata (1899-1972), nhà văn Nhật Bản
đầu tiên đoạt giải Nobel văn học.
Cuộc đời và sự nghiệp của Kawabata gắn liền với quá trình tiếp nhận đổi
mới về cả kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa của Nhật Bản. Những năm
cuối thế kỷ mười chín đầu thế kỷ hai mươi, tư tư[rng duy tân của Minh Trị
thiên hoàng đã thổi một luồng gió mới vào Nhật Bản - vốn được coi là “ốc
đảo”. Tinh thần “học hỏi phương Tây, đuổi kịp phương Tây, vượt lên
phương Tây” đã đưa lịch sử Nhật Bản sang một trang mới. Sự đổi mối về
kinh tế khiến cho cả thế giới phải kinh ngạc đã tác động mạnh mẽ đến văn
học nghệ thuật Nhật Bản. Nếu trước đây văn học Nhật Bản chịu ảnh hưởng
của tư tưởng tôn giáo phương Đông, đặc biệt là Trung Quốc thì nay bị chi
phối bỏi những quan điểm tự do dân chủ của Phương Tây. Nhiều trào lưu,
trường phái ra đời đã làm nên một diện mạo mới cho văn học Nhật Bản: trẻ
trung, phong phú và táo bạo.
Trong rất nhiều trào lưu lúc bấy giờ ở Nhật Bản như chủ nghĩa tượng
trưng, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa tự nhiên... thì chủ nghĩa hiện đại để