TUYỂN TẬP TÁC PHẨM YASUNARI KAWABATA - Trang 1425

khô để làm “ hoa” và cũng là để khai thị sự giác ngộ. Ở đây chúng ta thấy
tỏ lộ dưới ánh hưởng của Thiền, cái đẹp của tinh thần Nhật Bản. Và có lẽ ta
cũng thấy được tấm lòng của một kẻ đã từng sống bao năm trong sự tàn phá
của trận nội chiến kéo dài. Tập truyện ký của Y Thế

[13]

là tập dật sử xưa

nhất của Nhật Bản trong đó có những câu chuyện có thể được gọi là
“truyện ngắn”. Trong một truyện thuộc loại này, tác giả kể rằng thi sĩ Tại
Nguyên Hành Bình, (Ariwara no Yukihira) sau khi đã mời khách đến liền
mang ra một chậu hoa để thiết đãi : “Là một người nhiều tình cảm, thi sĩ
mang ra một chậu lớn hoa Đằng rất lạ. Những chùm hoa dài vươn lên tới 3
thước 6”. Một chùm hoa Đằng cao đến nhự thế thì quả là phi thường, khiến
người ta có thể nghi là tác giả nói không thật. Tuy nhiên tôi có thể thấy
trong chùm hoa cao lớn đó cái tượng trưng cho văn hóa rực rỡ của thời đại
Bình An (Heian). Hoa Đằng ( Fuji) là một thứ hoa rất Nhật Bản và có vẻ
đẹp mỹ miều của nữ phái. Những chùm hoa Đằng phất phơ trong gió gợi
cho ta sự dịu dàng duyên dáng. Ẩn hiện giữa cây cỏ xanh tươi mùa hạ,
chúng mang theo chúng cái vẻ đẹp bi thương mà người Nhật thường gọi là
“vật bi” (mono no aware). Cố nhiên là tác giả đã hơi quá khi cho rằng chùm
hoa cao tới 3 thước 6, dù là thước Nhật xưa. Cái rực rỡ của nền văn hóa
Bình An một ngàn năm về trước và sự xuất hiện của cái đẹp đặc biệt Nhật
Bản thì cũng kỳ lạ như là chùm hoa Đằng cao ngất đó chớ gì; bởi vì văn
hóa đời Đường trước đó một thời gian khá lâu, đã được thâu nạp và Nhật
hóa một cách sâu sắc rồi. Trong lĩnh vực thi ca thì có tuyển tập thi ca đầu
tiên phụng soạn theo sắc lệnh Thiên Hoàng, tên là”cố Kim Tập”(Kosinshu)
ra đời đầu thế kỷ thứ 10. Trong lĩnh vực truyện ký thì có tập “ Y Thế Vật
Ngữ” và theo sau đó là những giai phẩm giá trị nhất của lịch sử văn xuôi cổ
điển Nhật, tập “Nguyên Thị Vật Ngữ “ (Genji) của nữ sĩ Tử Thức Bộ
(Murasaki) và cuốn “Chẩm Thảo Tử” của nữ Sĩ Thanh Thiếu Nạp Ngôn
(Sei Shonagon) cả hai bà này đều sống vào cuối thế kỷ thứ 10 và đầu thế kỷ
thứ 11. Như thế, một truyền thống văn nghệ đã được thành lập, tiếp tục ảnh
hưởng và hướng dẫn được cả nền văn chương Nhật Bản trong suốt 800 năm
trời. Tập “Nguyên Thị Vật Ngữ” là đỉnh cao tột của văn học Nhật Bán. Cho
dầu tới nay ta cũng chưa tìm ra được một tập truyện có thể so sánh được

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.