không cần đếm xỉa đến những khao khát của các con ở tuổi đang lớn và
nhất là những thay đổi bật gốc của xã hội Việt Nam vào cuối mùa thực dân .
Tuy vậy , những khi các con xúm nhau nhặt gạo ngoài hiên , cũng có lúc
ông Lương cao hứng ngồi kể chưyện đời xưa cho các con nghe . Phần lớn là
những tấm gương trung hiếu tiết nghĩa rút ra từ Đông châu liệt quốc , Thủy
hử hay Tam quốc chí . Ông kể sơ lượt thôi , nhưng ông bình luận rất kỹ ,
nhắc đi nhắc lại cái đạo tam tòng tứ đức để các con thấm sâu vào trí óc .
Chẳng hạn như chiều nay , sau khi dứt một đoạn chuyện cổ , ông Lương
nhìn hai cô gái đang lớn nhanh , thở dài bảo vợ :
- Mới hôm nào chập chững biết đi , bâu giờ đứa nào đứa nấy xấp xỉ hai
mươi cả rồi . Bà xem có ai xin thì cho người ta đi . Tống được đứa nào hay
đứa nấy !
Câu ấy , ông đã lập đi lập lại nhiều lần ngay trước mặt các con . Hậu và
Duyên thấy tủi thân đến độ phẩn uất , nhưng thời buổi lễ giáo khắc khe ,
không cô nào dám có phản ứng dù là cha mẹ ăn nói khó nghe . Bà Lương
bùi ngùi bảo chồng :
- Năm ngoái , bà Cần đánh tiếng xin cái Hậu cho thằng Tuất , con giai
bà ấy . Tôi bảo mời bà ấy lại nhà chơi ! Đám ấy thì được , con nhà tử tế ,
không có tai tiếng gì . Tôi có chờ rồi mà chả thấy bà ấy nói gì nữa ! Không
khéo có đứa nào dèm pha cái gì đấy , cho nên bà ấy ngơ đi . Tôi vẫn gặp
ngoài chợ , nhưng chả lẽ minh lại nhắc !
Ông Lương im lặng , chắp tay sau đít bỏ vào nhà ngồi uống trà . Hậu
cũng biết chuyện này , biết Tuất có dạo để đến mình . Cô muốn lấy chồng
phức cho xong để bố mẹ khỏi sốt rột và nhất là vì cô có ra riêng trước , thì
mới đến lượt cô em , theo truyền thống cả làng này . Ở Hải Ninh , những cô
gái mà gia cảnh tầm thường và nhan sắc chỉ ở mức trung bình như chị em
Hậu , nếu không may mắn thì có khi phải đi vào con đường làm lẽ những