Bà Lương thông cảm với nỗi đắng cay của chồng nên đáp cho qua
chuyện :
- Thì tại vì vua xuống chiếu bãi bỏ chữ Nho , cho nên người ta phải học
chữ quốc ngữ ! Thời bây giờ , đơn từ văn tự đều bằng chữ quốc ngữ .
Không học thì đàng nào mà mò !
Phải nói rằng , lúc đầu ông Lương chỉ vì chiều vợ mà cho hai đứa con
mở lớp cắt may . Nhưng dần dà khi thấy hai con dạy chữ quốc ngữ được
dân làng nể phục thì chính ông lại rất hãnh diện . Hôm đi dự tiệc cưới của
đứa cháu họ , ông tình cờ nghe các bà bảo nhau ở bàn bên cạnh :
- Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh ! Cái Hậu với cái
Duyên nhà ông giáo Lương , chả biết học hành vào lúc nào mà bây giờ giỏi
quá , dạy cho bao nhiêu người , xứng đáng nối nghiệp bố !
Lời nhận xét ấy làm ông rất hả dạ . Nhưng theo truyền thống của người
Việt , ông không bao giờ khen các con , vì sợ chúng sẽ trở nên kêu ngạo !
Tân có dẫn Trần Khải về chơi tham quan một lần và cả hai cô cùng phấn
khởi vì thành quả vượt cả sự dự kiến lúc ban đầu . Tuy vậy , Trần Khải vẫn
căn dặn Hậu và Duyên phải cảnh giác , trong lớp tuyệt đối chưa cần đả
động gì đến chuyện chống Pháp . Theo kinh nghiệm của Trần Khải thì cách
tuyên truyền tuy xa xôi nhưng hữu hiệu , bao giờ cũng là nội dung chứa
đựng trong những bài học tập mà thôi . Ây vậy mà lý trưởng Hải Ninh cũng
thân hành tìm đến và lôu Hậu ra cật vấn . Hôm ấy , ông Lương đem theo
Hoàn đi bắt mạch cho bệnh nhân ở làng bên cạnh . Bà Lương đi chợ huyện .
ở nhà chỉ có hai chị em . Lý trưởng cầm gậy , gọi Hậu và Duyên ra , gay gắt
hỏi :
- Chúng mày làm trò gì thế này ? Định làm loạn phải không ?
Hậu cứng rắn đáp :