đây mai đó , liên tục cải trang , đóng đủ các vai trò từ trí thức đến lao động
để qua mắt các trạm kiểm soát . Ở Bắc Ninh , có lần sau buổi họp bị lính
khố xanh bao vây , ông điềm nhiên thay áo dài khăn đống , cắp cặp che ô ,
tự xưng là nho sinh Huyện cử xuống làm biên bản . Đám lính hòan toàn
không ngờ vực . Ông lợi dụng lúc chúng không để ý , tìm đường tắt trốn ra
khỏi làng . Hôm khác , ở Hải Dương , ông ngủ tại nhà một nông dân , bị
mật báo , đích thân quan Huyện Kim Thành dẫn lính cơ xuống bắt . Ông
thay quần áo nhà quê , đầu đội nón lá , vác cuốc ra làm việc chung với nông
dân . Lính tráng hò hét sục sạo quanh nhà . Ông ung dung đi ngay trước mặt
mà chúng không biết . Lần khác , ở Hải Phòng , chính ông làm người kéo
xe cho đồng chí Nguyễn Văn Chấn vào thành phố . Bao nhiêu lần ông thoát
hiểm trong đường tơ kẻ tóc nhờ sự bình tỉnh , gan dạ và ứng xử vô cùng
nhạy bén . Có khi ông giả làm nhà sư đi khất thực . Có lúc ông làm thợ
đóng cối len lỏi từ làng này sang làng khác . Bản tính tự tin lắm khi đến độ
liều lĩnh , giúp ông hoạt động đắc lực cho đảng , nhưng cũng làm nhiều
đồng chí khác lên ruột . Lê Hửu Cảnh thường lên tiếng trách ông :
- Vận mệnh của đãng , tính mệnh của hàng nghìn đồng chí nằm trong
tay anh . Mong anh đừng khinh xuất !
Nói chung , ai cũng lo cho ông và cho đảng . Nhưng ông lại có lý luận
khác . Ông thường nhắc đi nhắc lại :
- Lãnh đạo không thể cứ ngồi yên một chỗ mà chỉ tay năm ngón ! Chúng
ta làm cách mạng chứ chúng ta không nắm chính quyền . Nắm chính quyền
thì có thể ra lệnh . Làm cách mạng thì phải đồng lao cộng khổ với quần
chúng !
Ý nghĩ ấy luôn luôn dẫn giắt hành động của ông , khiến ông miệt mài
lên đường , lao vào những chỗ hiểm nguy mà không đắn đo . Phải nói thêm
rằng , Nguyễn Thái Học nhiều phen thoát nạn cũng vì được quần chúng hết
lòng đùm bọc . Thậm chí trong trường hợp nguy kịch bủa vây tứ phía , có