Rồi cái dạo năm Dậu bị hạn hán , củ chuối củng không có mà ăn , dân làng
chết như rạ. Nửa năm trời tôi xuất kho phát chẩn cứu bao nhiêu người đều
không là thì ân bố đức hay sao ?
Bà Phú dè dặt góp ý :
− Hời...Nói của đáng tội , tiền của ông nội nhà mình thì đều là....là...
− Đều là thế nào ? Có phải bà định bảo là tiền của phi nghĩa , bóc lột của
người nghèo có phải không ? Tôi cấm bà mở miệng nhắc đến việc ấy. Nghe
lời những quân mất dạy ở ngoài đường.
Bà Phú nhẫn nhục phân trần :
− Sao mà cứ động một tí là ông cứ mắng tôi ? Tôi là tôi vì ông , vì các
con , nên mới bàn góp cho ông vài lời , chứ tôi có muốn nói ra làm gì ? Tôi
chỉ nhắc lại lời thầy địa lý bảo là mình phải làm phúc. ông cứu lụt rồi ông
phát chẩn thì tôi quên làm sao được ? Chính tôi cùng với người làm gánh
từng gánh cơm ra đê cho người ta ăn mà. Rồi tôi múc cơm rồi tôi phát vải ra
cho dân nghèo. ông tưởng tôi không nhớ hay sao ? Nhưng mà ông ạ !
Những việc ấy mình làm là vì lúc ấy ông định ra tranh cái ghế nghị viên ,
cần mua cảm tình của thiên hạ chứ không phải là vì lòng tốt đâu ông ? Mình
thì mình lừa người được chứ mình che mắt Thánh thế nào được ?
ông Phú tái mặt quát lớn :
− Bà câm đi ! Bà vào nhà này bưng bát cơm đầy , kẻ hầu người hạ , ăn
trắng mặc trơn. Không nhớ ơn thì thôi, lại còn giở giọng bạc bẻo.
Bà Phú sợ quá vội lủi thủi bỏ vào nhà. Bà ngẩm nghĩ lại chuổi ngày dài
đăng đẳng sống với chồng , sinh cho chồng bốn đứa con: hai trai , hai gái.
Quả thực , miếng cơm manh áo thì bà chưa bao giờ phải bận tâm dù gia
cảnh có sa sút đôi chút so với thời trước . Nhưng hai vợ chồng có những