Không hào hứng. Không ồn ào. Không xuýt xoa khen ngon. Không
phàn nàn mặn, nhạt. Không kêu ca, cay đắng. Tôi kể:
“Máy bay bố đi đến vùng trời Tây Nguyên thì gặp thời tiết xấu.
Chòng chành. Lắc. Rung. Bố bị ù tai, hoa mắt, chóng mặt. Có lúc
máy bay qua chỗ không khí loãng, rơi tụt xuống cả trăm mét...”.
Đứa con gái không nói gì. Thằng con trai im lặng. Vợ tôi bảo:
“Khiếp! Anh kể nghe rợn tóc gáy. Ghê chết đi được”. “Ừ. Sợ
lắm! Anh cứ tưởng không về được với mẹ con em”.
Con gái lên tiếng: “Máy bay mình không hiện đại bằng máy bay
Tây, bố ạ”.
Con trai vẫn vừa ăn vừa dán mắt vào truyện tranh đô-rê-mon,
thủng thẳng nói:
“Hôm nào, bố cho con đi để con thử cảm giác mạnh”.
Vợ tôi bảo: “Em nghe nói, máy bay rơi, mỗi người chết được
đền bù sáu mươi ngàn đô la. Nhà nào túng bấn cũng đỡ một phần,
anh nhỉ?”.
Họng tôi nghẹn cứng. Không nuốt được. Tôi bỏ đũa đứng dậy.
Con gái hỏi:
“Bố thôi ạ?” Vợ tôi bảo: “chắc đi đường mệt. Bố ăn ít”. Tôi bước
vào phòng ngủ. Đóng sập cửa lại. Tôi ngó quanh. Súng không có.
Dao, kiếm cũng không. Tôi nằm vật xuống giường. Sao cái nhà này
chẳng có ai hiểu tôi? Giá có khẩu súng, chưa biết số phận tôi đã ra
sao.
Tôi biết mình khốn nạn trong nhà từ lâu, nhưng chưa bao giờ
hình dung ra nông nỗi này. Lúc ngồi vạ vật ở sân bay, thằng A thằng
Z, đứa nào cũng mong ngóng về nhà nhanh. Con người có cái nhà
cũng như con chim có cái tổ trú ngụ lúc gió mưa, giá rét. Cái nhà y
hệt cái hầm trú ẩn cuối cùng. Khi xênh xang mũ áo, lúc sa cơ lỡ
bước, thất thế ngoài đời không còn đường thoát cũng phải quay về
nhà tránh nạn.
Về nhà, lúc ấy mỗi thằng một tâm trạng... Thằng A ngồi xao
xuyến nhớ ba đứa con trai còn ở tít tận Tây Nguyên chưa tha ra Hà
Nội được. Ôi trời! Một năm hai lần nhảy ô tô cỏ về đất đỏ bazan