rằng người Việt Nam chúng nó rất yêu âm nhạc, những lúc tắc đường hay
dừng đèn đỏ, rảnh quá, không có việc gì làm thì họ bấm còi cho vui. Một
người bấm thì nghe không hay nhưng nếu mấy trăm, mấy nghìn cái còi
cùng bấm sẽ tạo thành một bản giao hưởng hòa hợp (gọi tắt là giao hợp) rất
tuyệt vời. Âm nhạc sẽ giúp người ta quên đi sự ức chế do tắc đường gây ra,
làm cho sự chờ đợi thú vị hơn, và thời gian trôi nhanh hơn.
Ở Việt Nam, tỉ lệ người mắc bệnh đãng trí là không nhỏ. Bởi dù đã có
quy định phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, nhưng không khó để bắt gặp
trên đường những người đang chạy xe mắc bệnh đãng trí mà quên không
đội. Thậm chí là mũ bảo hiểm đang treo sẵn lủng lẳng ở yếm, ngay trước
mắt họ nhưng họ vẫn cứ quên. Một loại bệnh nữa cũng phổ biến không kém
đó là bệnh lẫn màu. Ở những chỗ ngã tư có đèn giao thông, nhiều người
thường không phân biệt được đâu là xanh, đâu là đỏ: đang đèn đỏ thì họ cứ
tưởng là đèn xanh, nên thản nhiên phóng qua.
Hai cái bệnh đãng trí và lẫn màu nói trên tưởng là sẽ dễ gặp ở người
già, nhưng không, hầu như nó phát bệnh ở những người trẻ. Đặc biệt là
những chị đi Vespa, tóc quăn sành điệu, hoặc những anh đi SH, xăm trổ đầy
mình, thì càng dễ mắc.
Noel, Valentine, hay tết dương lịch là những ngày lễ của phương Tây,
và con nghĩ là người Việt Nam không quan tâm lắm. Nhưng con đã nhầm,
họ rất hào hứng, đặc biệt là các bạn trẻ. Ở Việt Nam, vào những ngày lễ
như thế này, các bạn trẻ sẽ đổ ra đường xem bắn pháo hoa. Tuy nhiên, sau
khi xem bắn pháo hoa xong thì các nam nữ thanh niên thường không về
nhà mà lại đưa nhau vào nhà nghỉ. Con thắc mắc là vào nhà nghỉ làm gì thì
thằng bạn con giải thích rằng vào đó bắn pháo hoa. Con hỏi: "Vừa bắn rồi
mà, bắn gì nữa?". Nó bảo: "Vừa rồi là cả nước bắn, còn vào nhà nghỉ thì
chỉ có hai người bắn, thích hơn nhiều!".
Hôm trước bố gọi điện hỏi con là học hành ở bên này có vất vả
không? Dạ không! Học sướng lắm ạ! Không vất vả đâu. Con ở cùng phòng