- Giỏi gì đâu! Ở bên Nhật, mấy câu đó viết đầy trong siêu thị, nhà
hàng, công viên, nhìn nhiều nên quen, nên nhớ thôi!
Một cảm giác tự hào chợt dâng trào trong lòng tôi nghẹn ngào. Tự hào
là phải, bởi lâu nay người ta luôn coi tiếng Anh, tiếng Trung là hai ngôn
ngữ phổ biến và được sử dụng nhiều nhất trên thế giới, nhưng bây giờ,
tiếng Việt đang trỗi dậy và nhăm nhe lật đổ sự thống trị của hai thứ tiếng
ấy. Giờ, đi ra nước ngoài, không chỉ ở Đông Nam Á, Châu Á, mà cả Phi,
Mĩ, Úc, Âu, đâu đâu ta cũng có thể bắt gặp những dòng chữ tiếng Việt thân
thương, dù rằng chúng được viết nguệch ngoạc, sai chính tả, thiếu dấu,
thiếu vần, trên những tấm ván, tấm bìa nham nhở, lấm lem, nhưng chỉ vậy
thôi cũng đủ để chúng ta cảm thấy nao lòng.
Ban đầu hào hứng bao nhiêu thì sau đó tôi chán nản bấy nhiêu. Người
đời dạy rằng: "Thà có một kẻ thù giỏi còn hơn có một ông chủ dở hơi", quả
là không sai. Trước đây, khi lái cho các sếp cũ thì phải 8 rưỡi, 9 giờ sáng tôi
mới phải đánh xe đến đón các sếp, rồi chở sếp qua quán phở ăn sáng, xong
uống café, đến công ty cũng đã là gần 10 giờ. Sếp làm việc đến 11 giờ thì
lại chở sếp đi ăn trưa, uống bia, 3 giờ chiều đưa sếp quay lại công ty rồi 4
rưỡi đón sếp về, thế là xong. Những lúc sếp ăn uống, nhậu nhẹt thì thường
là sếp gọi tôi vào ngồi cùng. Nếu hôm nào sếp tiếp khách sang, không được
gọi vào, thì tôi lại ra xe ngả ghế xuống ngủ rất thảnh thơi.
Thế nhưng chỉ sau hai tuần làm lái xe cho thằng sếp Nhật dở hơi, tôi
trở nên phờ phạc, bã bời. Đúng 6 rưỡi sáng tôi phải dậy chuẩn bị xe qua
đón nó. Theo quy định của công ty thì 7 rưỡi mới là giờ làm việc nhưng chỉ
khoảng 7 giờ 15 là nó đã có mặt và chui vào phòng làm việc luôn. Ngày
trước đi với các sếp cũ tôi thường xuyên được các sếp cho ăn sáng, ăn trưa,
uống bia, gái gú, hát hò, chứ từ ngày lái cho thằng Nhật này tôi toàn phải
nhịn đói, vì sáng tôi đến đón nó thì nó đã ăn sáng xong rồi, trưa nó ăn qua
quýt ngay tại phòng bằng đồ ăn nhanh rồi lại cắm đầu vào làm việc, tối nào