TUYẾT HƯ LÃO NHÂN TỊNH ĐỘ TUYỂN TẬP - Trang 110

bản thân tôi chẳng có học vấn, nếu là người có học vấn thì dù chuyên nói về
một pháp môn nói thêm ba mươi năm nữa cũng chẳng hết.

Pháp môn Tịnh Ðộ, những năm gần đây cũng chẳng tránh có chỗ nói

huyền thuyết diệu; tại Ðài Trung trong ba mươi năm qua đã giảng kinh
không gián đoạn, còn giảng các kinh lớn, chư vị đồng tu cũng thường nghe
kinh, nghe về pháp môn Tịnh Ðộ chẳng ít, giáo lý cũng nghe chẳng ít, đáng
lý ra chư vị phải có thành tựu mới đúng. Nhưng xem lại trong vòng ba mươi
năm, mười năm sau chẳng sánh bằng mười năm trước, mười năm trước lại
chẳng bằng mười năm đầu, có thể nói là càng ngày càng sụt lùi, đến hôm
nay thì càng không lạc quan cho lắm. Hôm nay nói chuyện xin quý vị thứ
lỗi! Chư vị đến đây là mong đạt được ‘Nhất tâm bất loạn’, nếu người đến nói
chuyện chỉ nói những lời khách sáo, tâng bốc mọi người thì chẳng có ích lợi
gì cho quý vị, chỉ có thể nói về lỗi lầm, sửa đổi lỗi lầm trở lại thì mới thành
công, tại sao vậy? Vì lúc trước hoàn cảnh học Phật đơn giản, hiện nay rất
phức tạp, phức tạp như thế nào? Ở ngoại quốc có nhiều người chưa hiểu chữ
nghĩa gì nhiều mà to gan làm càn, dám sửa kinh Phật, vả lại còn in cho
người khác coi, mọi người vừa coi liền loạn lên, tâm loạn thì làm sao đạt
được nhất tâm? Chuyện này cũng chẳng trách người khác được, họ nói lời
xằng bậy gây rối loạn, chư vị đã nghe giảng những bộ kinh lớn và nghe khai
thị trong Phật thất, nếu chẳng thể phân biệt tà chánh thì là chẳng đủ lòng tin
đối với Phật, kinh là do Phật nói ra, ai dám sửa đổi kinh? Văn Thù Bồ Tát
cũng không dám sửa, sửa kinh là đại nghịch bất đạo, đó chẳng phải là đệ tử
Phật.

Pháp môn Tịnh Ðộ chúng ta lấy vãng sanh làm nguyên tắc [và mục

đích], trong vòng ba mươi năm qua, mười năm đầu có được vài người, lúc
vãng sanh hiện tướng rất tốt đẹp. Mười năm thứ hai thì số người này ít đi,
đến mười năm thứ ba hiện nay thì chỉ có lác đác vài vị mà thôi, công phu đã
chẳng khá lắm. Không những công phu tu hành [kém hơn trước] mà ngay
đến làm người trong cuộc sống hằng ngày cũng kém cỏi. Tín đồ Phật giáo
bất luận là xuất gia hay tại gia đều phải lấy ‘Giới’ làm nền tảng. Trong Tam
Học Giới-Ðịnh-Huệ, nếu chẳng coi trọng ‘Giới’ thì làm sao có thể thành
công được? Vấn đề căn bản của việc học Phật là Giới. Nói đến chuyện này,
hôm nay chẳng đàm huyền thuyết diệu, chỉ nói đôi lời về pháp môn Tịnh
Ðộ.

Pháp môn Tịnh Ðộ là pháp môn đặc biệt. Tổ sư và kinh điển đều có

nói qua rồi. Pháp môn Tịnh Ðộ là pháp khó tin, dễ thực hành, nếu tu pháp
môn khác thì phiền phức rất nhiều, nhất định phải đoạn Kiến Tư Hoặc.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.