TUYẾT HƯ LÃO NHÂN TỊNH ĐỘ TUYỂN TẬP - Trang 111

Người hiểu về Kiến Tư Hoặc đã rất ít, chỉ nói hiểu cũng không hiểu thì làm
sao đoạn nổi? Chẳng phải thành ra nói suông hay sao. Pháp môn Tịnh Ðộ
chẳng cần đoạn Hoặc nhưng xin mọi người đừng hiểu lầm, lời nói này chẳng
dễ. Nếu bạn có thể đoạn thì rất tốt, đương nhiên sẽ là Thượng Phẩm Thượng
Sanh. Nếu chẳng thể đoạn Hoặc, ngay cả Hoặc cũng chẳng hiểu, kêu bạn
đoạn Hoặc thì chẳng phải là gây rắc rối cho bạn rồi sao? Ðây là một trong
những điều khó tin.

Ðiều ‘dễ hành’ thứ hai là gì cũng chẳng cần biết, bạn chỉ cần niệm

‘Nam mô A Di Ðà Phật’ là sẽ thành công, nhưng bạn lại chẳng chịu tin. Tam
Tạng mười hai bộ, pháp môn nào cũng tốt, nếu chân đạp trên hai chiếc
thuyền, khi thuyền vừa rời bến thì bạn rớt ngay xuống nước. Nếu bạn đạp tới
bốn chiếc thuyền cùng một lúc thì sẽ chẳng đi đâu được. Ðó là ‘dễ hành’.
Câu nói này những phàm phu lè tè sát đất như chúng ta chẳng tin là đương
nhiên rồi, vì ngay đến Bát Ðịa Bồ Tát còn chưa dám nói là đã tin, nhưng
chúng ta phải gượng tin. Mỗi pháp môn trong tám vạn bốn ngàn pháp môn
nói trong kinh đều có ‘nhân’, đều là pháp môn phương tiện, đúng như câu
‘phương tiện có nhiều cửa’, nhưng chỉ có nhân tu hành theo Tịnh Ðộ Tông
chẳng cần phương tiện. Vạn pháp duy tâm, tâm niệm Phật, tâm tức là Phật,
Phật tức là tâm, điều này vô cùng chính xác. Chúng ta niệm Phật chẳng qua
là dùng tâm Phật làm tâm mình, trừ Phật ra thì chẳng có gì khác, chỉ cần
chuyên tâm là thành công, vô cùng đơn giản.

Kinh A Di Ðà có nói một câu quan trọng là ‘niệm đến Nhất tâm bất

loạn’, nhất tâm là gì? Nếu trong tâm của bạn ngoài Phật A Di Ðà ra còn Phật
Dược Sư thì chẳng gọi là nhất tâm, mà gọi là ‘nhị tâm’, chẳng chuyên nhất.
Người nhất tâm thì trong lòng trống trơn thanh tịnh, tức là chỉ có chuyện
này, niệm đến nhất tâm thì bạn mới vãng sanh, chưa đến nhất tâm thì sẽ
không vãng sanh. Nếu chư vị nói ngoài A Di Ðà Phật ra thì chư vị chẳng
niệm gì khác được không? Như vậy tốt lắm nhưng trong hai mươi bốn giờ
thì tự mình xét xem thời gian niệm A Di Ðà Phật được bao nhiêu? Nếu mỗi
ngày có thể niệm Phật một giờ đồng hồ thì cũng khá lắm rồi, hai mươi ba
giờ đồng hồ còn lại thì làm gì?

Chư vị lại nói đâu có ai rảnh rỗi từ sáng đến tối đều niệm Phật hết sao!

Lời này không sai, chẳng kêu bạn niệm một mạch như vậy, trong kinh nói
rất rõ có niệm Phật và cũng có nhớ (ức) Phật. Quý vị cũng đã niệm Ðại Thế
Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương rồi, niệm Phật và nhớ Phật có
hai cách giải thích khác nhau, ‘niệm Phật’ là miệng và tâm đều niệm, ‘nhớ
Phật’ thì miệng có thể không niệm nhưng tâm luôn tưởng nhớ, chẳng quên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.