TUYẾT HƯ LÃO NHÂN TỊNH ĐỘ TUYỂN TẬP - Trang 116

HẾT

1

.

Ý nói: Sau khi chính phủ Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch

thua mất Hoa Lục vào tay Mao Trạch Ðông, phải chạy ra Ðài Loan.

2

.

Kiền chùy (Ghanta): còn gọi là Kiền Trì, Kiền Trĩ, Kiền Ðể, là các khí cụ

dùng để đánh báo hiệu trong tự viện như chuông, khánh, linh, bảng, mõ
v.v... Ở đây ý nói, chuông, trống và địa chung dùng để tán Phật và niệm Phật
trong Phật Thất.

3

.

Tuyết Tăng: Tuyết Tăng là một trong những biệt hiệu của cụ Lý

Bỉnh Nam.

4

.

Ða tài quỷ: loài quỷ có nhiều tiền của, thức ăn.

5

.

Cửu giới: Chín giới bao gồm: nhân, thiên, a tu la, súc sanh, địa ngục, ngạ

quỷ, Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát.

6

Môn dư đại đạo nghĩa là con đường rộng lớn ở ngoài những con đường khác.

7

Cực Lạc thế giới do nguyện lực, do tự tánh thanh tịnh lưu lộ thành cảnh giới tương ứng

với tâm thanh tịnh chứ không phải do nghiệp lực của chúng sanh cảm thành như uế độ
nên gọi là không có nhân mà có quả.

8

Hàm nghĩa: Khổng Tử xử sự không dựa theo ý kiến ức đoán, không độc đoán mọi

chuyện phải làm theo ý mình, mọi chuyện xử sự linh hoạt, không chết cứng, không coi ta
là nhất, ai cũng không bằng mình Đây là một câu nói trong thiên Khổng Tử Thế Gia của
Sử Ký nhằm khen ngợi đức hạnh của Ngài.

9

Thất khiếu chính là hai mắt, hai tai, hai lỗ mũi và miệng.

10

Thánh ngôn lượng là dùng lời dạy của chư Phật, Bồ Tát, thánh tăng để khảo chứng,

biện định sự việc. Chẳng hạn như khi tu quán Phật theo Quán Kinh, nếu thấy những cảnh
được hiện trong khi quán thân Phật không phù hợp với những điều được Quán Kinh mô
tả thì biết là cảnh ấy là do ma hiện.

11

1. Hiện lượng là sự nhận biết bằng trực giác, tức là khi các căn tiếp xúc cảnh giới, tâm

thức nhận biết sự vật, thấu hiểu đúng như lý. Cái nhận biết đó không bị cong vạy bởi lăng
kính ý thức, phân biệt, chấp trước.

2. Tỷ lượng: Do so sánh mà nhận biết, chẳng hạn như nhìn đằng xa có khói bốc lên biết
chỗ đó có lửa. Nghe tiếng nói cách tường biết bên ngoài có người v.v...

3. Thánh ngôn lượng: Phán định sự việc dựa theo giáo huấn của Phật, Bồ Tát, chư Tổ.

12

Tức là khi niệm Phật phải nhận biết chính mình là Phật; nói là gánh vác vì dám trực

tiếp chấp nhận chính mình là Phật, dám đảm đương sự nghiệp của chư Phật. Nói cách
khác, đây là Tín Tự như trong A Di Đà Kinh Yếu Giải nói.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.