phải buông xả hết thảy tam độc: tham, sân, si; buông xả thì tâm được thong
dong tự tại, cảm ứng đạo giao, mới về Cực Lạc thế giới được.
Niệm Phật bất cải tâm
(Niệm Phật mà không sửa tâm)
Ðẳng như thuyết không ngữ
(Cũng như nói suông thôi)
Hai câu này hợp chung lại, mọi người lúc bình thường chẳng chuyên
tâm niệm Phật, đến đạo tràng này vẫn nói chuyện thị phi, vẫn lộn xộn; đạo
tràng là nơi để bạn cầu được nhất tâm, nếu ở đây cũng chẳng nhất tâm niệm
Phật thì ở nhà khỏi nói cũng biết rồi. Bởi vậy ‘Niệm Phật mà không sửa tâm
thì cũng như nói suông mà thôi’, nếu chẳng sửa tâm, miệng niệm ‘A Di Ðà
Phật, A Di Ðà Phật’ là lừa dối Phật, có ích gì đâu? Như vậy cũng giống như
nói suông mà thôi.
Tâm khẩu nhược tương ưng
(Nếu tâm miệng tương ứng)
Lập kiến Phật Bồ Tát
(Liền thấy Phật, Bồ Tát)
Nếu tâm và khẩu tương ứng thì cũng giống như xẹt điện đến A Di Ðà
Phật, cảm ứng cũng như xẹt điện, tâm và khẩu tương ứng mãi thì sẽ thấy
Phật, Bồ Tát. Tây phương Cực Lạc thế giới Phật, Bồ Tát đến tiếp dẫn,
chuyện này ai cũng biết. Nếu bạn đi không được là vì bạn chẳng biết đường;
khi Phật đến tiếp dẫn nhưng bạn chẳng đi được, Phật ở ngay trước mắt
nhưng vì bạn bị tham – sân – si che đậy, chẳng thể truyền điện đến Phật.
Nếu có thể buông bỏ tam độc, tâm và khẩu tương ứng thì bạn lập tức sẽ thấy
Phật, Bồ Tát.
Niệm Phật rất quan trọng, bây giờ mọi người hãy buông xả hết những
tâm niệm lăng xăng lộn xộn. Một câu Di Ðà cứ niệm riết không ngừng!
Trong quá trình chuyển ngữ chắc không tránh khỏi thiếu sót, xin các
bậc trí thức hoan hỷ phủ chính cho.
Xin thành thật cám ơn.
Mẫn Đạt, ngày 15 tháng 6 năm 2009
---o0o---