được. Thí dụ trên tay tôi cầm cái khăn, tôi cầm cái khăn vì ai? Vì A Di Ðà
Phật. Tại sao tôi uống nước? Cũng vì A Di Ðà Phật. Hết thảy mọi sự việc
đều chẳng quên ‘A Di Ðà Phật’; giữ chặt A Di Ðà Phật trong tâm. Chuyện
này có quá khó lắm không? Thiệt ra chẳng khó, trong tâm mọi người đều
chẳng quên ăn cơm, dù bận hay mệt đến đâu, dù chẳng đói, đến giờ ăn cũng
phải ăn, chẳng bao giờ quên ăn cơm nhưng lại quên niệm Phật. Nói tóm lại
bất luận việc gì cũng đều chẳng quên mình muốn vãng sanh Tây
phương, hết thảy đều vì A Di Ðà Phật, như vậy thì tịnh niệm tiếp nối,
trong tâm mới không xen tạp thứ khác, như vậy mới được nhất tâm.
Ðạt được nhất tâm là công phu rất cao, phải gạt bỏ hết những tâm
niệm lộn xộn, loạn xạ, làm thế nào để gạt bỏ? Nói cho chư vị nghe thử. Phật
lý chẳng phải phàm phu chúng ta có thể hiểu được đâu, nhất tâm trong kinh
có ‘lý nhất tâm’ và ‘sự nhất tâm’. Lý nhất tâm là ‘Thực tướng niệm Phật’,
chuyện này phần đông người ta chẳng biết. Sự nhất tâm cũng khó biết, ngay
cả Lý nhất tâm và Sự nhất tâm bạn đều chẳng biết thì bạn được nhất tâm ở
chỗ nào? Chỉ cần đạt tới Sự nhất tâm, Lý nhất tâm thì sẽ đoạn Hoặc được,
việc này trong Kinh A Di Ðà có nói đến nhưng phàm phu chúng ta không
biết. Nếu chư vị đạt được nhất tâm thì chẳng khởi vọng tưởng nữa; trong
tâm bạn nghĩ đông, nghĩ tây, nghĩ nhà nào tốt, nhà nào xấu, thị thị phi phi,
khởi vọng tưởng là một căn bịnh rất trầm trọng. Nhà Thiền nói đến một
niệm chẳng khởi, chẳng khởi vọng tưởng thì sẽ thành công, đây là một câu
nói chung.
Nhưng mọi người chẳng thể không khởi vọng tưởng, nói thật ra, mọi
người đều chẳng có công phu đến mức này. Có câu nói: ‘chẳng sợ niệm
khởi, chỉ sợ giác chậm’. Chẳng sợ khởi vọng tưởng, vừa khởi vọng tưởng thì
liền hỏi: ‘Tôi đã khởi vọng tưởng rồi, làm sao bây giờ?’, phải mau mau giác
ngộ. Nếu có thể chế ngự phiền não thì đến lúc lâm chung được người trợ
niệm mới có kết quả. Nếu bạn chẳng biết chế ngự phiền não thì lúc lâm
chung tuy bạn được người ta trợ niệm nhưng chẳng nghe theo họ, công phu
là phải tập lúc thường ngày. Vừa biết mình đã khởi vọng tưởng thì liền ‘A
Di Ðà Phật, A Di Ðà Phật, A Di Ðà Phật, …’ đánh đuổi vọng tưởng đi, như
vậy gọi là ‘chế ngự phiền não’.
Nói đến đây, khởi vọng tưởng là lục đạo luân hồi, là hạt giống của ba
đường ác; nếu bạn tin câu này thì bạn sẽ được lợi ích. Nếu bạn không tin thì
cũng chẳng có cách chi khác, sự thật bày ra rõ ràng như vậy. Thông thường
các vị đồng tu thường có một cái tật rất lớn, đó là thị thị phi phi, tranh danh
đoạt lợi, cho dù bạn được xứng tâm vừa ý, đến lúc chết cũng không mang