Tại sao chúng sanh tu hành theo tám vạn bốn ngàn pháp môn chẳng
thể thành tựu? Vì có ba chướng ngại.
Thứ nhất là ‘vô nhân hy quả’: [tức là] tâm chúng sanh thường mong
mỏi chẳng nhọc nhằn chi cả mà đạt được kết quả tốt đẹp; lúc còn sống chẳng
chịu tu hành nhưng mất đi rồi hy vọng được sanh vào cõi lành, thân quyến
của tang chủ thường tụng kinh siêu độ cho người mất hy vọng được siêu
sanh, hoặc treo tràng phan chúc thọ Tây phương tiếp dẫn. Hoặc khi nằm
mộng, mơ thấy chết rồi sanh làm quỷ thần, được trường sanh bất diệt, đây
đều là sự hiểu biết lầm lạc của chúng sanh.
Thứ hai là ‘phóng dật, sợ phải học’: chúng sanh học Phật khó thành là
vì ưa thích buông lung, chán ghét lao nhọc, chỉ biết cầu phước, chẳng hiểu
chỗ diệu dụng của Phật pháp. Kinh nói: ‘Ðức Phật vì một đại sự nhân duyên
xuất hiện ở thế gian này’. Ðại sự nhân duyên là gì? Là để giải quyết vấn đề
sanh tử trọng đại, vấn đề này chúng sanh trong lục đạo chẳng ai có khả năng
giải quyết. Đức Phật vì đại sự này thị hiện trên thế gian, chúng sanh chỉ cầu
mong tiêu tai diên thọ; khuyên người liễu sanh tử đâu có ai nghe, dù có nghe
cũng chẳng giác ngộ.
Thứ ba là ham muốn dục lạc, làm biếng tu hành. Thánh nhân Trung
Quốc dạy người kiểm soát dục vọng, kiểm soát không nổi thì dùng lễ nhạc
để đối trị. Tức là dạy họ ‘phát hồ tình, chỉ hồ lễ’ (khi tình cảm nam nữ nẩy
sanh, phải dùng lễ để ước thúc), dùng lễ kềm chế lại. Ngày nay người ta tôn
sùng văn hóa Âu Tây, chạy theo dục vọng cuồng hoan, mê hoặc trong sự
hưởng lạc, thân vùi trong ngũ dục lục trần, tâm tán loạn, nếu khuyên họ tu
pháp xuất thế, họ không có đủ nhẫn nại chịu đựng khổ nhọc dài lâu.
Con người có ba chướng ngại kể trên nếu không giác ngộ sẽ mờ mịt
cả đời, lúc lâm chung tùy theo nghiệp dẫn dắt. Khi đã giác ngộ chẳng ai
không cảm thấy đau khổ cùng cực, đời người ngắn ngủi như trong chớp mắt,
phước báo hưởng hết rồi, lúc mạng chung liền đọa tam đồ. Bởi vậy nên
người có trí chẳng ai không thiết tha đến sự vô thường của đời người và mau
mau tìm đường giải thoát. Nhưng thường vì công phu tu hành chẳng sâu dày,
một khi chuyển thế liền mê mất, lại tiếp tục tạo ác nghiệp. Thí dụ như chúng
ta ở đạo tràng này chẳng kể là người nghe người nói đều chẳng phải là ngẫu
nhiên, nhất định phải do công phu từ đời trước, nếu không thì lúc nghe sẽ
chẳng thấm thía, người nói cũng cảm thấy khó khăn. Lúc chưa nghe đến
Phật pháp trong đời này, chẳng ai không mê hoặc, tạo nghiệp. Lúc nhỏ tôi
cũng đã từng hủy báng kinh tượng Phật, sau này vì lo sợ loạn lạc, chiến