Thiên Hinh nhìn con đang say ngủ, đôi môi mỏng vẫn vương lại nụ cười.
Đứa trẻ này luôn khiến người khác phải yêu thương, Thuận Thiên dần
cũng bị nó chinh phục, không những không ghét bỏ mà còn thương như con
ruột của mình.
Những năm tiếp theo đó, tam phi lần lượt sinh cho Cảnh những nhân vật
lịch sử đối với nhà Trần sau này.
Kể đến có Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật, do Vũ Phi sinh ra, từ nhỏ
đã hiếu học và sớm lộ thiên tri, học được tiếng dân tộc miền núi. Sau này
Nhật Duật trở thành một đại thần, làm Thái sư, đến Tể tướng rồi Thái úy
quốc công, anh dũng bản lĩnh vô song. Dẫu Vũ phi mang tâm muốn con
mình lên ngôi nhưng vẫn ngậm ngùi chịu thua trước tư chất hơn người của
Trần Hoảng. Từ nhỏ Hoảng đã tài trí hơn người, nhưng hơn hết cậu bé có
tấm lòng bao dung độ lượng.
Đứa con tội nghiệp nhất có lẽ là trưởng tử Trần Quốc Khang.
Thuận Thiên sinh ra Quốc Khang là để hoàn thành tâm nguyện vào cung
làm hoàng hậu. Quốc Khang lại là con với Liễu, nàng vốn không yêu
thương bằng Quang Khải. Liễu thì lại càng không. Quốc Khang lớn lên tài
trí đều không sánh được với các em, lại mặc cảm mình không phải là con
ruột của vua cha nên luôn thui thủi một mình.
Rồi mãi đến lúc ngấp nghé tứ tuần, Cảnh mới có con gái.
Trưởng nữ là Thiên Thành công chúa, từ nhỏ đã chơi thân với Trần Quốc
Tuấn. Quốc Tuấn yêu thương che chở như em ruột mình, đâu biết lớn lên,
cả hai đã từ lúc nào yêu nhau say đắm. Đến nỗi Thiên Thành được Thái
Tông gả cho Trung Thành Vương, Quốc Tuấn không cam tâm nên đang
đêm lẻn vào phủ cướp người. Công chúa Thụy Bà, mẹ nuôi của Quốc Tuấn
khi Trần Liễu bị đày đi xa, biết tin sợ hãi đem vàng đến xin Cảnh cho phép