Ở cái tuổi của nàng, bằng hữu đều dần ngã xuống. Vì thế mỗi khi nàng
phải chia xa ai, nàng luôn sợ đó là lần cuối cùng được gặp họ.
Năm Thiệu Long thứ 7, 1255.
Chiêu Thánh công chúa dẫn hai con theo Lê Phụ Trần về quê chồng ở Ái
Châu sống. Từ đây, cuộc đời nàng trở nên yên bình.
Trần Hoảng dìu cha đi trên con đường sỏi đá, hai bên là rừng trúc reo hò
trong gió, phía xa kia là ngọn núi Nghĩa Lĩnh sừng sững huyền thoại. Nơi
đây một mái nhà gỗ, một rừng trúc reo, chính là điểm dừng chân cuối cùng
của cuộc đời Trần Thái Tông.
Cảnh đưa cắp mắt đã nheo lại nhìn ra xa, nơi ngôi nhà mộc mạc lọt thỏm
trong màu xanh bao la của núi rừng.
Càng đến gần, thân ảnh một người phụ nữ hao gầy càng rõ ràng phản
chiếu nơi đáy mắt. Thượng hoàng cười, đuôi mắt nhăn nheo. Y rời khỏi tay
con trai, bước vội đến bên nàng.
Hoảng nhìn theo, đôi mắt như biết mừng rỡ. Hai người cả đời đã hy sinh
vì xã tắc, vì đại cuộc. Giờ đây có thể bình bình an an sống một cuộc sống
của bách tín mà họ luôn mong muốn.
Thiên Hinh cười hiền hậu đón lấy Trần Cảnh. Y nhẹ nhàng ôm lấy nàng.
Giờ đây họ chẳng phải là Trần Thái Tông, chẳng phải là Lý Chiêu Hoàng.
Họ chỉ là một Trần Cảnh, một Lý Thiên Hinh, như bao bá tánh Đại Việt
khác.
Giờ đây chỉ có cái chết mới có thể chia lìa được họ.
Trần Hoảng đi đến bên cha mẹ, cúi thấp đầu. Dẫu Thiên Hinh là mẹ y
nhưng tuổi thơ của Hoảng không có nhiều hình bóng của mẹ. Y chỉ mơ hồ
nhớ một cung nữ ngày đêm ở bên, chăm sóc ân cần cho y. Nhưng dựa vào