- Có người phải thử chống lại sự buộc tội gay gắt của xã hội, huynh nghĩ
thế không? Huynh đã nói, nếu một người ao ước một cái gì thì người ấy có
thể có được. Cái gánh nặng của Khổng Giáo thực quá đáng cho đàn bà
chúng em. Đàn ông các anh ngồi trên cao, còn đàn bà chúng em ở bên dưới.
Mắt Mạnh Giao thoáng một vẻ ngạc nhiên. Chàng ao ước chàng có đủ can
đảm viết ra một câu như thế.
- Muội nói gì thế? Nói lại xem nào.
- Em muốn nói sự thực là Khổng Giáo quá đáng cho đàn bà chúng em.
Chúng em không mang nổi đâu.
Các học giả đàn ông thì rất đúng khi nói rằng văn dĩ tải đạo. Nhưng sự thực
là quá nặng, đàn bà không tải được.
Mạnh Giao cười rộ lên. Chàng chưa bao giờ nghe hai chữ "tải đạo" được
dùng theo nghĩa vật chất, như "vác" hoặc "khiêng" hàng hoá. Chàng nói với
một cái nhìn tán đồng.
- Này, nếu tôi là quan Giám Khảo và đàn bà được đi thi, thì tôi sẽ cho muội
đậu thật cao.
Với một sự hứng khởi bất thần, nàng nói, "Huynh không nghĩ như thế là
đúng hay sao? Em nghe nói huynh ly dị vợ mấy năm rồi. Đinh má cho em
biết bà ta là người duy nhất chăm sóc cho huynh những năm vừa qua. Có
đúng thế không?" Mạnh Giao nhìn thật lâu vào mắt nàng và nói, "Chuyện
đó đã lâu rồi. Tôi kết hôn lúc hai mươi tuổi, lấy một người con gái không
có trí óc, một kẻ hợm hĩnh không chịu đựng được, con của một gia đình
giầu có nhất tại Ngọc Đào. Lúc đó tôi là một cử nhân. Tôi nghĩ tôi đã hoàn
thành tâm nguyện cho cô ta và gia đình cô ta - cũng giống như vàng ngọc
của cô ta và ruộng đất của ông bố. Một kẻ hợm mình mà chẳng có gì đáng
hợm mình. Đây là một cuộc hôn nhân để lợi dụng. Tôi không thấy tại sao
tôi có thể là sự "lợi dụng" cho một số phụ nữ, để họ có thể trình diễn khoe
khoang là bà cử nhân. Tôi không bao giờ gặp cô ta và gia đình cô ta nữa." -
Và huynh cũng vẫn chưa tái giá?
- Chưa.
- Tại sao?
- Tôi không biết. Có lẽ tôi là một nhà văn và một nhà văn bao giờ cũng là