ta rất nặng ký đối với người Nga. Một lời tố giác của ông ta có thể đưa
chúng tôi lên giá treo cổ. Ông ta nói với một giọng lạnh lùng:
- Tôi là người Do Thái, toàn thể gia đình tôi đã bị lưu đày…
Đến đây có một sự im lặng. Chúng tôi chỉ nghe những tiếng la hét om sòm
của vài binh sĩ Nga ở đâu đó.
- Nhưng – ông Radnai nói tiếp – để chứng minh với các người rằng
còn có lòng nhân đạo, tôi sẽ để cho các ông ấy chuồn đi….
Ông ta quay mặt đi và chỉ trong vài giây, chúng tôi lấy áo quần cho mấy
người lính Đức mặc và họ rời khỏi nhà bằng cách đi nép sát vào tường, kẹp
dưới nách cái bị đựng bộ quân phục của họ.
Đêm ấy, tiếng ồn ào của trận đánh ác liệt xảy ra ở một nơi xa xa nào đó,
làm cho chúng tôi không ngủ được.
Sáng hôm sau, chúng tôi nghe nói quân Đức bị đánh tán loạn, đã tập trung
lại và mở một cuộc chiến phản công. Chúng đã bị tàn sát cho tới tên lính
cuối cùng.
Trong ngôi nhà của chúng tôi, đồ đạc mọi thứ lộn tùng phèo vì từng lúc có
quân Nga đi vào và đi ra. Ilus quyết định vượt sông Danube để trở về với
gia đình bà ta. Chúng tôi tiễn đưa bà đến tận bờ sông, nơi mà trước kia là
những khách sạn tráng lệ hơn hết của thành phố, bây giờ chỉ còn lại là một
đống đổ nát, dòng sông dơ bẩn, bị nghẽn vì các cây cầu sụp đổ, nơi đó các
tảng băng còn chồng chất lên nhau và các bến tàu thuyền đã hoàn toàn bị
ngập nước.
Vài người lính Nga, ở trên bờ sông, đòi một giá cắt cổ để chở hành khách
qua bên kia sông, trên những chiếc thuyền mà họ đã tịch thu. Ilus thương
lượng với một người trong bọn bằng cách nhượng cho đương sự cái đồng
hồ đeo tay và một cái đồng hồ báo thức. Bà, đứa con bà và người lính bước
lên một chiếc thuyền, rồi người lính chèo thuyền ra xa. Chúng tôi đưa mắt
nhìn theo họ. khi thuyền ra tới chỗ nước xoáy ở giữa sông, chúng tôi để ý
thấy ở trên bờ phía bên kia có một tốp lính Nga huơ huơ tay và bắn chỉ
thiên để lôi cuốn sự chú ý.
Chúng tôi không hiểu lý do vì sao họ làm như vậy và chiếc thuyền tiếp tục
chèo tới. Nó vừa lướt qua một cột trụ của cái cầu sập thì chúng tôi nghe