UỐNG TRÀ TRỊ BÁCH BỆNH - Trang 192

(2). Không nên thiên thực đối với trà: Với nơi sản xuất, chế biến và những sản phẩm khác

nhau của lá trà thì thành phần dinh dưỡng trong nó cũng khác nhau, cho nên trong cùng một
thời gian có thể thay thế uống nhiều loại trà khác nhau.

(3). Nên duy trì thói quen uống trà nhưng không nên uống quá nhiều trong một lần hay

uống trà đặc. Uống nhiều trà đặc có thể khiến cho chức năng dạ dày mất đi sự điều tiết, vì thế
mọi người cần phải đặc biệt chú ý vấn đề này.

(4). Nên uống trà vào thời gian thích hợp.

(5). Uống trà sau bữa ăn và buổi trưa là tốt nhất, nhưng sẽ không thích hợp nếu uống trà

trước bữa ăn hay trước khi đi ngủ.

(6). Trà nên uống khi còn ấm, không nên uống khi còn quá nóng. Cái gọi là “trà nóng gây tổn

thương tới ngũ tạng”, “trà ấm có thể khiến con người sống lâu”.

(7). Uống trà để giải khát chứ không nên dùng để uống thuốc. Trong lá trà có chứa một

lượng lớn chất thuộc da, nếu sau khi uống thuốc lại uống trà ngay hoặc dùng nước trà để uống
thuốc thì những chất có trong lá trà sẽ khiến thuốc bị kết tủa, công dụng điều trị của thuốc sẽ
giảm thậm chí mất đi.

III. Không nên dùng cốc bảo ôn để pha trà

Có nhiều người thích sử dụng cốc bảo ôn để pha trà, mục đích nhằm duy trì nhiệt độ của nó.

Nhưng pha trà bằng cốc bảo ôn có những điều bất lợi của nó. Lá trà là một nguyên liệu chứa
nhiều thành phần dinh dưỡng, trong lá trà có phenol trà, tannic, chất thơm, axit amin và rất
nhiều loại vitamin. Khi dùng ấm hoặc những loại cốc thông thường để pha trà, phần lớn những
thành phần có ích sẽ được phân giải ở trong nước khiến cho nước trà sản sinh ra hương vị
thơm, đồng thời lại khiến cho các thành phần như phenol trà và tannic bị phân giải một ít
trong nước khiến cho nước trà có vị hơi đắng sảng khoái. Nhưng nếu dùng cốc bảo ôn để pha
trà, do nhiệt độ luôn được duy trì ở mức độ cao khiến cho chất thơm rất nhanh bị tiêu tan mất,
giảm bớt hương thơm vốn có của nó. Đồng thời, nhiệt độ cao còn có thể khiến cho phenol trà
và tannic thoát ra bên ngoài, khiến cho trà có màu đậm, vị đắng chát. Ngoài ra, do vitamin
không chịu được ở nhiệt độ cao, vitamin ở trong nhiệt độ cao trong thời gian dài cũng có thể
khiến nó mất đi một lượng vitamin tương đối lớn. Vì vậy, không nên dùng cốc bảo ôn để pha
trà. Cũng như vậy, không nên cho lá trà vào trong bình rồi đun lên uống. Nếu muốn uống trà
nóng có thể dùng cốc thuỷ tinh để pha trà, sau khi pha trà xong thì cho vào trong cốc bảo ôn,
như vậy vừa có thể bảo ôn trong thời gian dài là có thể giải quyết được những điều không tốt
do pha trà bằng cốc bảo ôn dẫn tới.

IV. Một ấm trà pha mấy lần là thích hợp?

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường cho rằng: Trà thượng hạng có búp chè non sẽ

không thích hợp với việc pha lâu, thông thường chỉ pha hai lần là cho rằng chẳng còn vị trà nào
cả. Đương nhiên, mức độ pha trà và độ non mềm của lá trà có quan hệ với nhau, nhưng điều
quan trọng là quyết định bởi tính hoàn thiện của lá trà sau khi được chế biến, nếu khi chế biến

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.