UỐNG TRÀ TRỊ BÁCH BỆNH - Trang 194

nhiều mồ hôi, năng lượng tiêu hao lớn, lúc này nên uống các loại trà xanh như trà Long Tỉnh,
trà Mao Dịch, trà Bích La Xuân v.v… Bởi vì những loại trà xanh này có màu sắc tươi sáng vị
ngọt, đồng thời có thêm một chút vị đắng hàn, có công hiệu trong việc giải nhiệt, tiêu trừ nóng
bức, giải độc, trừ hoả, hạ táo, giải khát, sinh tân, nâng cao tinh thần, giúp tim khoẻ mạnh.
Những thành phần dinh dưỡng có trong trà như vitamin, axit amin và các khoáng chất vừa có
vai trò trong việc tiêu thực giải nhiệt mà lại có thể bổ sung thành phần dinh dưỡng cho cơ thể.

3. Mùa thu uống thanh trà

Mùa thu khí hậu khô hanh khiến chúng ta luôn có cảm giác miệng lưỡi khô, lúc này nên uống

các loại thanh trà như trà Ô Long, trà Thiết Quan Âm, trà Thiết La Hán, trà Đại Hồng Bao v.v…
Nước của thanh trà có màu vàng kim, vị của nó hợp khẩu vị, khi uống vào có vị ngọt. Tính vị
của thanh trà là trung tính, nó là sự pha lẫn giữa hồng trà và trà xanh, không nóng cũng không
lạnh, thích hợp với khí hậu của mùa thu, thường xuyên uống thanh trà sẽ khiến da được mịn
màng, ích phổi, sinh tân, tốt cho họng, có hiệu quả trong việc tiêu trừ những cái nóng nực
trogn cơ thể, phục hồi tân dịhc, là một thức uống bảo vệ sức khoẻ rất tốt cho mùa thu.

4. Mùa đông uống hồng trà

Mùa đông khí hậu giá lạnh khiến con người khó chịu, chức năng sinh lý của con người giảm,

dương khí yếu, vì thế yêu cầu của cơ thể đối với năng lượng và dinh dưỡng tương đối cao,
chính vì vậy cần phải làm sao để có thể làm tiêu tan đi cái giá lạnh, giữ ấm và nâng cao sức đề
kháng cho cơ thể. Lúc này nên uống các loại hồng trà như chè đỏ Kì Môn (đặc sản của tỉnh An
Huy – Trung Quốc), Điền Hồng, Mân Hồng, Xuyên Hồng và các loại trà đen như trà Phổ Nhĩ, trà
Lục Bảo. Tính vị của hồng trà là ngọt ấm, có protein rất phong phú, rất bổ ích cho cơ thể, giúp
cơ thể sản sinh dương khí, sinh nhiệt, giữ ấm cho cơ thể, từ đó mà tăng cường khả năng thích
ứng với khí hậu giá lạnh của mùa đông. Protein phong phú có trong hồng trà có thể tăng cường
sức khoẻ cho cơ thể, tăng cường khả năng chống rét của con người. Ngoài ra, vào mùa đông
việc ăn uống của con người tăng, việc hấp thu những thức ăn có nhiều dầu mỡ cũng tăng lên,
uống hồng trà còn có thể giúp cơ thể tiêu trừ cảm giác ngấy mỡ, khai vị, trợ dưỡng sinh, khiến
cơ thể con người thích nghi với sự thay đổi của môi trường một cách thuận lợi và tốt hơn. Trà
đen cũng có công hiệu tương tự như hồng trà.

VI. Những người nên uống ít trà hoặc không nên uống trà

Việc uống trà có rất nhiều lợi ích đối với sức khoẻ con người. Nhưng uống ít hay nhiều cũng

nên tuỳ vào mỗi người mà quyết định, nếu không thì việc uống trà sẽ phản tác dụng, gây tổn
hại tới sức khoẻ của bản thân. Những người rơi vào trường hợp dưới đây nên ít uống trà hoặc
thậm chí không nên uống trà:

(1). Những người bị mắc bệnh viêm loét dạ dày: Trong lá trà có những chất giúp tiêu hoá,

giải trừ ưu phiền và tiêu trừ chất béo mà cơ thể con người hấp thu. Nhưng đối với những
người mắc bệnh viêm loét dạ dày, viêm loét 12 trực tràng hoặc có hàm lượng axit dạ dày quá
nhiều mà nói, uống trà sẽ có hại nhiều hơn là có lợi. Bởi vì trong trường hợp thông thường
trong dạ dày có một loại vật chất gọi là axit phốtpho có thể khống chế sự phân tiết axit dạ dày
của thành ruột, mà chất kiềm có trong lá trà lại khống chế hoạt động của axit photpho này. Sự

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.