UỐNG TRÀ TRỊ BÁCH BỆNH - Trang 195

hoạt động của axit photpho sau khi bị khống chế tế bào thành dạ dày sẽ phân tiết ra một
lượng lớn axit dạ dày, khi lượng axit dạ dày tăng lên thì sẽ ảnh hưởng tới sự phục hồi lành lại
của những chỗ bị viêm loét trong dạ dày, khiến cho bệnh tình càng thêm nặng, đồng thời khiến
sản sinh ra triệu chứng đau. Vì vậy, nhữg người bị viêm loét dạ dày nên hạn chế uống trà, ít
nhất thì cũng không nên uống trà đặc, hoặc trong trà có cho thêm một ít sữa và đường, bởi như
vậy có thể làm giảm vai trò thúc đẩy sự phân tiết axit dạ dày của trà.

(2). Những người bị mắc bệnh xơ cứng động mạch, cao huyết áp: Đối với những người này

khi uống trà cần hết sức thận trọng, ít nhất thì tình trạng bệnh không ổn định không nên uống
trà đặc. Đó là bởi vì trong trà có chứa những vật chất hoạt tính như phenol trà, cafein, kiềm
v.v…. Những chất này có tác dụng làm hưng phấn trung khu thần kinh rõ rệt, khiến cho tầng vỏ
não của con người hưng phấn cao độ, các mạch máu thu nhỏ lại, điều này sẽ nguy hại rất lớn
cho những người bị mắc chứng xơ vữa động mạch não, nó cũng là một trong những nguyên
nhân hình thành nên chứng tắc nghẽn mạch máu não.

(3). Những người bị mất ngủ: Nguyên nhân mất ngủ thì có rất nhiều, nhưng bất luận là

nguyên nhân nào dẫn tới mất ngủ đều không nên uống trà trước khi đi ngủ. Đó là do cafein và
chất thơm có trong lá trà đều là những chất gây hưng phấn. Theo tính toán, một cốc trà đặc có
chứa khoảng 100 mg cafein, mà trong việc trị liệu, lượng điều trị cafein cũng không thể vượt
quá 100~300 mg. Từ đó có thể nhận thấy tác dụng của một cốc trà đặc, nó khiến cho hệ thống
trung khu thần kinh và đại não hưng phấn, nhịp tim đập nhanh, máu lưu thông nhanh, vì thế
con người rất lâu sau đó mới có thể đi vào giấc ngủ.

(4). Những người bị phát nhiệt: Phát nhiệt là do virus, vi khuẩn truyền nhiễm gây ra hoặc do

các loại bệnh khác dẫn tới triệu chứng này. Huyết quản của những người bị bệnh thường
xuyên dãn nở, ra nhiều mồ hôi, các chất điện giải, thành phần nước và các chất dinh dưỡng có
trong cơ thể bị tiêu hao mất dẫn tới miệng khô khát, nhu cầu uống nước tăng lên. Trong cuộc
sống, có một số người có thói quen cho những người bị phát nhiệt uống trà nóng hoặc trà đặc,
cho rằng trà đặc có công hiệu giải khát hiệu quả, kỳ thực không phải như vậy. Gần đây các nhà
vật lý, hoá học và các y bác sĩ của Anh đã chứng minh, những người bị phát nhiệt không nên
uống trà đặc, bởi vì chất kiềm có trong lá trà có thể kích thích trung khu nhiệt độ cơ thể của
con người làm cho sự phát nhiệt càng trở nên trầm trọng hơn.

HẾT

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.