VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC TRUNG HOA - Trang 118

chứng quan trọng cũng không kém; mà dân tộc Trung Hoa, như chúng tôi
đã nói, trọng sự trực giác hơn sự luận chứng (đặc điểm thứ ba kể trên).

Tóm lại, người Trung Hoa sở dĩ không có khoa học, nguyên do chỉ tại ba
đặc điểm – trọng thực tế, trọng trực giác, hợp nhất Trời và người – trong
triết học của họ.

Nhiều người hận rằng học thuyết Mặc Tử suy từ đời Hán rồi tiêu trầm luôn,
nếu không thì dân tộc Trung Hoa chắc đã có một tôn giáo gần như đạo Ki
tô và một nền khoa học như khoa học như phương Tây. Điều đó có thực là
một bất hạnh cho dân tộc Trung Hoa không, chúng tôi không dám bàn tới,
nhưng chúng tôi tin rằng nhân loại sẽ mất một nền văn hóa đặc sắc, nếu
Trung Hoa chỉ có Mặc mà không có Khổng, Lão…

HẾT

[1]

Trong những phần sau chúng tôi sẽ không xét những tư tưởng đó vì nó

không thuộc hệ thống triết học Trung Quốc, vả lại muốn xét thì phải kể
nguồn gốc từ Ấn Độ, sách sẽ dầy quá và mất tính cách nhất trí.

[2]

Theo các nhà cổ học Trung Hoa thì thời đó có ba hạng thần: a) những

vật tự nhiên như mặt trời, mặt trăng, sông, núi, hổ, rắn…; b) những vật liên
quan tới đời sống hàng ngày như nhà cửa, bếp, đường đi…; c) những người
có công với dân như Thần Nông, Nghiêu, Thuấn… Những thần đó mọi
người đều thờ phụng.
Quỷ là những người chết mà không có công với dân, chỉ có con cháu thờ
phụng thôi; người ngoài thờ phụng thì là siểm nịnh (Phi kỳ quỷ nhi tế chi,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.