VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC TRUNG HOA - Trang 116

giáo. Riêng dân tộc Trung Hoa có tục thờ phụng tổ tiên một cách rất thành
kính, giả sử đạo Phật không truyền qua thì dân chúng cũng không thấy
thiếu một tín ngưỡng để cho đời sống có mục đích.

Về điểm thứ nhì – Trung Hoa không có khoa học – đã nhiều người ngạc
nhiên và đưa ra ít giả thuyết. Người ta ngạc nhiên vì dân tộc Trung Hoa rất
thông minh, có sáng kiến, nuôi tằm dệt lụa, tạo ra được kim chỉ nam, giấy,
thuốc súng… sớm hơn phương Tây, đã biết làm lịch từ đời Chu hoặc trước
nữa, mà sao luôn hai ngàn năm nay mầm khoa học của họ không phát thêm
được chút nào cả.

Phùng Hữu Lan trong khảo luận nhan đề là Why China has no science (Tại
sao Trung Hoa không có khoa học) đặng ở tạp chí The international
journal of Ethics

[4]

năm 1922, đưa ra những lý do sau đây:


1. Người Âu cho tính con người vốn không hoàn thiện mà nhu nhược,
nhiều tội lỗi, tìm cách sửa lỗi nó, do đó trọng phương pháp “nhân vi”
(Phùng gọi là art). Người Trung Hoa trái lại, cho tính con người vốn thiện,
ưa phương pháp “vô vi”, theo tự nhiên, chỉ giữ cái tâm cho sáng suốt, khỏi
bị vật dục che lấp; như vậy, đã không tin kết quả của “nhân vi” thì tất
không thích khoa học.

2. Người Trung Hoa không ưa sức mạnh, chỉ muốn tìm hạnh phúc, mà tìm
hạnh phúc ở nội tâm, chứ không ở ngoại vật, ở ngay trong đời sống này chứ
không phải là ở Thiên đường hay ở Nát bàn. Do đó triết học của họ chủ
trương sự tiết dục, chứ không chủ trương thoả dục như phương Tây hoặc sự
diệt dục ở Ấn Độ.

3. Họ chỉ muốn tìm hiểu và điều khiển tinh thần con người chứ không
muốn tìm hiểu và điều khiển vật chất. Bốn chữ “cách vật trí tri” trong sách
Đại học, mãi tới đời Tống, đời Minh người ta mới chú ý tới. Phái Tâm học
– Vương Dương Minh – đã đem thuyết duy tâm ra giảng nó, cho làm điều

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.