VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC TRUNG HOA - Trang 114

Tất nhiên khi bàn về một vấn đề, ai cũng phải suy luận, cũng phải dẫn
chứng; các triết gia Trung Hoa không thể làm khác được. Nhưng họ không
ưa lối giảng giải dài dòng, không sắp đặt tư tưởng thành một hệ thống minh
bạch, cho nên sách của họ khó đọc, nhiều khi tối nghĩa, làm cho người sau
dễ hiểu lầm rồi sinh ra tranh luận với nhau. Chúng ta còn nhớ hai chữ “cách
vật” trong Đại học, Chu Hi hiểu một khác, Vương Thủ Nhân hiểu một
khác, và triết học của họ đi ra hai ngã tương phản nhau chỉ vì sự bất đồng ý
kiến đó.

Mãi tới đầu đời Thanh, Cố Viêm Võ mới trọng sự khảo chứng, nhưng trong
đời Thanh cũng chẳng có nhà nào nghiên cứu thêm về phần phương pháp
luận cả.

Phùng Hữu Lan cho rằng sách của các triết gia Trung Hoa viết không có hệ
thống, một phần do lẽ họ không coi trọng sự trứ thư lập ngôn, coi nó là việc
nhỏ, tầm thường. Chúng tôi xin ghi lại ý kiến đó. Có nhà lại cho rằng vì lối
viết lên tre ở thời Xuân Thu, Chiến Quốc tốn công quá, nên người viết sách
chỉ ghi cho vừa đủ hiểu thôi; những sách đó đời sau được coi là thánh kinh
mà bút pháp cô đúc, hàm súc đó thành một khuôn phép, nên sách triết học
Trung Quốc không thời nào được sáng sủa như sách phương Tây. Đó cũng
là một giả thuyết nữa .

*

Đọc lịch sử dân tộc Trung Hoa, chúng ta còn nhận thấy rằng họ không lập
ra được một tôn giáo
không có khoa học.

Điểm thứ nhất không có gì đáng cho ta lấy làm lạ. Nếu hiểu tôn giáo theo
cái nghĩa tin ở Thượng đế hoặc một vị thần linh nào đó, tin có thiên đường
và địa ngục, và thành lập một tổ chức chặt chẽ để liên kết các tín đồ, cử ra
những vị thay mặt Thượng đế hoặc thần linh để dìu dắt, thưởng phạt tín đồ,
mà tín đồ phải theo những lễ nghi nào đó, phải tụng niệm, khấn vái mỗi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.