VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC TRUNG HOA - Trang 15

lượng, thiên văn của Âu; nhưng phải đến cuộc cách mạng Tân Hợi, họ mới
thực sự theo Âu.

Cả hai lần đó, đều nổi lên phong trào dịch thuật vĩ đại.

Đời Đường, Huyền Trang chở từ Ấn Độ về 657 bộ kinh rồi một mình ông
18 năm (645-663), mải miết dịch độ 73 bộ, cộng 1330 quyển. Sau ông,
Nghĩa Tĩnh cũng qua Ấn Độ lấy thêm được 400 bộ kinh, nhưng dịch không
được mấy.

Đời Thanh, Nghiêm Phục và Lâm Thư tự lãnh nhiệm vụ dịch tác phẩm của
Âu Tây, Lâm Thư chuyên dịch tiểu thuyết Nga, Pháp, Mỹ… trước sau được
93 truyện, Nghiêm Phục chuyên dịch các sách triết lý của Huxley, Spencer,
Stuart Mill…

Lần trước, thu thập văn minh Ấn Độ, họ phát huy được đạo Phật, sáng lập
ra nhiều phái, lần này thu thập văn minh Âu Tây, họ sẽ phát huy được gì
không? Chúng ta chưa thể trả lời được. Lịch sử không phải là một sự trùng
diễn. Mà từ cuộc cách mạng Tân Hợi đến nay, thời gian còn ngắn quá, họ
còn đương bận đuổi cho kịp phương Tây, và hiện vẫn còn giữ địa vị thụ
động.

Tóm lại muốn hiểu lịch sử triết học Trung Quốc, nói rộng ra là lịch sử văn
hóa Trung Quốc, ta cần nhớ hai sự kiện này:

- Có hai cuộc biến chuyển lớn lao: một ở cuối thời Chiến Quốc, từ phong
kiến chuyển qua quân chủ chuyên chế; một ở đầu thế kỷ này

[9]

, từ quân

chủ chuyển qua dân chủ;

- Có hai lần thâu nhập văn minh ngoại lại: một ở thời Lục triều và Đường,
chịu ảnh hưởng của Ấn Độ; một ở cuối Thanh cho tới nay và còn kéo dài

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.