VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC TRUNG HOA - Trang 13

NHỮNG SỰ KIỆN LỚN TRONG LỊCH SỬ TRUNG HOA


Đời Chu chia làm hai thời kỳ: thời kỳ thứ nhất đóng đô ở đất Phong, đất
Cảo (Thiểm Tây bây giờ), nên gọi là Tây Chu (-1134 -770); đến đời U
Vương sợ rợ Tây Nhung phải dời đô qua Lạc Dương (Hà Nam) để tránh, từ
đó gọi là Đông Chu (-770 -247).

Từ khi nhà Chu dời sang đông, vua suy nhược, chư hầu lộng quyền, tranh
giành, đánh nhau không ngớt, dân tình vô cùng khốn khổ.

Đầu nhà Chu, chư hầu đến trên một ngàn, họ thôn tính lẫn nhau, còn độ
một trăm, nhưng chỉ thấy mấy nước sau này là mạnh: Tề, Sở, Tấn, Lỗ,
Tống. Nhà Chu tuy suy, nhưng các nước chư hầu chưa dám bỏ, họ chỉ dẹp
lẫn nhau để được làm minh chủ (gọi là Bá). Năm chư hầu kế tiếp nhau làm
minh chủ, tức Ngũ Bá: Tề Hoàn Công, Tấn Văn Công, Tống Tương Công,
Sở Trang Công, Tần Mục Công.

Khổng Tử chép lại thời hỗn loạn ấy trong cuốn Xuân Thu, người đời sau
nhân đó gọi là thời đại Xuân Thu (-722 -479).

Sau thời Xuân Thu, các chư hầu đánh nhau liên miên người ta gọi là thời
Chiến Quốc (-479 -221). Bảy nước mạnh nhất là thất hùng: Tần, Sở, Yên,
Tề, Triệu, Nguỵ, Hàn. Sau Tần diệt nhà Chu và sáu nước chư hầu kia,
thống nhất Trung Hoa (lúc đó dân tộc Trung Hoa đã tràn từ lưu vực Hoàng
Hà đến lưu vực Trường Giang), chấm dứt chế độ phong kiến mà mở màng
cho chế độ quân chủ chuyên chế (221 Tr. T.L.).

Lần đó là lần biến chuyển thứ nhất và mạnh nhất trong lịch sử Trung Hoa.
Trên hai ngàn năm sau, mặc dù trải qua nhiều cuộc suy vong, bị các rợ
phương Tây, phương Bắc xâm chiếm (rợ Ngũ Hồ đời Nam Bắc triều 221

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.