VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC TRUNG HOA - Trang 18


Nhưng sự phân chia của họ Phùng cũng không khác sự phân chia của các
học giả khác là mấy. Các nhà này chấm dứt thời kỳ thứ nhất ở đầu đời Hán
(khoảng 206 trước tây lịch); Phùng kéo dài nó thêm độ nửa thế kỷ nửa, mà
trong thế kỷ này triết học Trung Quốc không thay đổi, vậy thì sớm hay
muộn hơn cũng không quan trọng gì cả. Như vậy ông cũng vẫn tôn trọng sự
biến chuyển lớn lao ở cuối đời Chiến Quốc. Rồi trong thời đại sau ông cũng
chú ý tới sự phát triển của đạo Phật ở Nam Bắc triều và Tuỳ, Đường, của
đạo học ở đời Tống và Minh, và cuối cùng cũng chấm dứt thời đại thứ nhì
vào cuối đời Thanh.

Vậy, những sự kiện lớn lao chúng tôi đã kể trong đoạn trên quả đã quyết
định sự phân chia thời đại.

Chú thích:

[1]

Theo sự hiểu biết của chúng ta ngày nay, có thể sau này người ta sẽ đào

được ở những nơi đó nhiều di tích của những nền văn minh đã mất.

[2]

Rồi sau có nền văn minh thương mại (từ thời La Mã cho tới thế kỷ

XVIII) hiện nay là văn minh kỹ thuật.

[3]

Vô danh dịch:

Anh chẳng thấy nước Hoàng Hà từ trên trời xuống mãi,
Chảy tuôn về bể không trở lại?”.

(Theo Nguyễn Hiến Lê, Đại cương văn học sử Trung Quốc, Nxb trẻ, 1997,
gọi tắt là ĐCVHSTQ, tr.313). “Vô danh” tức “Phương Sơn” (theo Hồi kí
Nguyễn Hiến Lê
). (Goldfish).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.