máy thì anh đã làm phó trưởng phòng bảo vệ sáu năm rồi.
Điều ông Vũ càng không ngờ là, không đơn thuần ở thái độ của Tiểu
Mãn, anh rất không bằng lòng việc ông Vũ làm. Là trưởng phòng bảo vệ,
anh biết nhiều chuyện trong nhà máy, nhà máy đến nước này anh đau lòng
vô cùng, nhưng tỏ ra bất lực, chỉ có thể tỏ thái độ đối với những việc nào
đó.
Không đầy một tuần lễ sau, ông Triệu tìm Tiểu Mãn, điều anh về phụ
trách bể ô-xi hóa nước đen, bảo đấy là một việc vô cùng quan trọng.
Tiểu Mãn lặng lẽ một lúc lâu, anh yêu cầu thôi việc, về nhà. Ông Triệu
hỏi anh tại sao, thấy anh không nói gì, ông nghĩ anh này đang có vấn đề tư
tưởng, hỏi anh: “Anh về nhà làm gì? Tốt nhất vẫn nên đứng vững trên
cương vị công tác cuối cùng, cán bộ trong nhà máy rất quí anh”.
Tiểu Mãn nói: “Tôi dẫn đầu thôi việc là thông cảm với khó khăn của nhà
máy, tốt nhất nên về tìm việc khác còn hơn ngày nào cũng đeo bám ở đây.
Tôi sẽ cùng với mấy người thất nghiệp khác ra mở xưởng sản xuất”.
Thái độ của Tiểu Mãn rất chân tình, ông Triệu nhận ra điều đó.
4
Xuyên Thanh cảm thấy lòng mình có hai việc vướng mắc, cần giải quyết.
Việc thứ nhất nhờ ông Vũ giúp đỡ để được nhận thầu bãi đỗ xe, Cát
Hồng có việc làm thì cuộc sống hàng ngày của anh mới yên ổn.
Xuyên Thanh tranh thủ thời gian đến thăm Trung tâm thời trang, một
phần khu vực cửa hàng các chủ đã nhận chìa khóa bắt đầu mở cửa tiến
hành trang trí. Anh xem qua mấy nhà, có một cô chủ trẻ đẹp nhận ra anh,
gọi anh là thầy, anh băn khoăn, mình chưa bao giờ dạy học, làm gì có học
sinh? Cô này tên là Hạ Tiểu Huệ, hồi còn làm ở nhà máy phụ trách công tác
thông tin, là cộng tác viên đặc biệt của thành phố, toà soạn báo tổ chức bồi
dưỡng nghiệp vụ cho cộng tác viên, cô nghe Xuyên Thanh giảng bài. Huệ
bảo nhiều người quen mua cửa hàng ở đây, có người tự làm, có người thuê.
Cô hỏi Xuyên Thanh có mua một gian không, Xuyên Thanh bảo anh không
kịp mua. Cô tiếc cho anh, bảo cửa hàng trong Trung tâm thời trang này chỉ