có lên giá. Vậy là anh càng sốt ruột hơn vì chuyện thầu bãi đỗ xe, nhưng
chỉ sốt ruột không thể làm gì.
Chuyện khác là vị trí của bản thân, anh tìm Hồ Bằng nhờ Hà Thụy nói
với ông Lư, Bí thư thành ủy, làm việc ở Ban Nghiên cứu lịch sử là một
cách chôn vùi anh.
Hồ Bằng nói, thư thư rồi sẽ tìm Hà Thụy, đâu có chuyện điều động cán
bộ chỉ trong một thời gian ngắn như vậy. Xuyên Thanh bấm đốt ngón tay,
anh về Ban Nghiên cứu lịch sử chưa đầy nửa năm, vì chuyện đó mà anh
thỉnh thoảng mời Hồ Bằng đến nhà ăn cơm, chơi bài, thêm một bước nữa là
đùa vui. Anh cũng thay đổi các mối quan hệ, muốn kiếm một chút chức
quyền và lợi lộc trong ngành văn hóa.
Ấn tượng của Cát Hồng đối với Hồ Bằng ngày càng tốt, em trai của chị
bị kiện ra tòa vì một vụ việc tranh chấp dân sự, Hồ Bằng đứng ra làm người
đại diện để giúp chị giải quyết.
Vụ án không phức tạp, hàng xóm của em trai Cát Hồng không tốt. hai
nhà thường cãi nhau vặt, nguyên nhân thì nhiều lắm. Vụ việc lần này vì vợ
của bên nguyên cáo phát hiện bị cáo (em trai Cát Hồng) đổ nước tiểu lên
tường nhà họ, giận lắm cũng chỉ chửi vài câu, bị cáo cũng tức giận chửi lại.
Sự việc nâng cấp lên thành đàn ông hai nhà đánh nhau, trong lúc đánh nhau
bên nguyên cáo bị ngã, bị thương vào bệnh viện tốn khá nhiều tiền. Bên bị
cáo sẵn sàng gánh chịu mọi khoản chi phí điều trị, hộ lý, bồi dưỡng, bồi
thường tiền nghỉ việc và tổn thất về mặt tinh thần.
Hồ Bằng biện hộ cho bị cáo. Anh nói, bắt đầu của sự việc là bên nguyên
cáo đặt điều, lúc tìm bằng chứng anh đã hỏi vợ nguyên cáo, chị ta không
trông thấy bị cáo đổ nước tiểu lên tường nhà mình, mà cũng không ghé mũi
vào ngửi, chủ quan cho rằng bị cáo đổ nước tiểu, không có căn cứ thực tế.
Nếu như một chậu nước tiểu đổ lên tường, trên tường sẽ có vết nước, sau
đấy xảy ra chuyện cãi nhau và đánh nhau thì trách ai?
Còn việc nguyên cáo ngã dẫn đến tổn thương, Hồ Bằng cho rằng vì cả
hai cùng hợp sức cho nên dẫn đến tình trạng ấy. Anh nhấn mạnh hợp sức:
“Bên nguyên cáo cố sức quật ngã thân chủ của tôi, bản thân anh dùng sức