là việc của cả hai, hay là đổi sang cách công bằng khác”. Ông Phát rất sảng
khoái: “Vậy phải viết bản thỏa thuận, mục đích là để ràng buộc hai bên”.
Ăn xong, bà mẹ Tiểu Huệ thu dọn bàn. Theo ông Phát, sau khi xảy ra sự
việc Huệ về nhà mẹ đẻ, lúc này cô đang ở trong một căn phòng nào đó mà
không chịu lộ mặt. Hồ Bằng muốn gặp cô, anh có cảm giác hiếu kì, được
gặp cô sẽ rất thú vị.
Uống trà, hút thuốc xong, Hồ Bằng được ông Phát yêu cầu thảo bản thỏa
thuận. Hai người bàn bạc kĩ lưỡng, bản thỏa thuận như sau.
BẢN THỎA THUẬN
Mạnh Xuyên Thanh và Hạ Tiểu Huệ nảy sinh quan hệ tình cảm. Nay hai
bên đã được thân hữu làm công tác tư tưởng, Xuyên Thanh chủ động nhận
sai lầm, chịu trách nhiệm chính. Mạnh Xuyên Thanh (dưới đây gọi tắt là
bên A) và Hạ Tiểu Huệ (dưới đây gọi tắt là bên B) được sự giúp đỡ của
thân hữu làm thành bản thỏa thuận dưới đây để cùng tuân thủ.
Bên A và bên B phải ứng xử đúng đắn với sự việc đã xảy ra, tuyệt đối
không tái phạm sai lầm tương tự; yêu quí gia đình, trung thực chấp hành
nghĩa vụ vợ chồng;
Bên A không được tiếp xúc bên B với bất cứ danh nghĩa và lý do nào,
không được quấn quýt bên B, bên B cũng như vậy;
Cát Hồng vợ của bên A đe dọa và nhục mạ bên B là phi pháp, bên A phải
bảo đảm không được tái diễn. Bên B giữ quyền truy cứu trách nhiệm pháp
luật đối với hành vi phạm pháp của Cát Hồng;
Hai bên A, B và thân hữu của hai bên có trách nhiệm giữ bí mật chuyện
này, bên nào tiết lộ và lan truyền sự việc hoặc phát biểu bình luận đều bị
coi là hành vi phi đạo đức, phải chịu trách nhiệm về mặt luật pháp do hậu
quả gây ra.
Người bảo lãnh và theo dõi giám sát việc thực hiện thỏa thuận này, bảo
đảm bên A chấp hành nghiêm chỉnh.
Thỏa thuận này được làm thành ba bản, hai bên A và B cùng người bảo
lãnh giữ một bản, có hiệu lực kể từ ngày kí (Ghi chú: bên B ủy quyền cho