cười, cười anh ta được trưởng thôn hoặc bí thư chi bộ bồi dưỡng, hễ gặp ai
là tuôn ra, giống như nói với nhà báo.
Mọi người bất ngờ nhất là vào nhà cảnh tượng khác hẳn. Trong nhà toàn
những đồ đạc cũ kĩ nom thật gai mắt. Văn Hòa chỉ lắc đầu, Đại Trung nói
thẳng: “Nông dân vẫn hoàn nông dân, mặc áo len rách trong bộ đồ Tây”.
Kim Thần cho biết, cái nhà là tiền kiếm được, đồ dùng trong nhà là của
tổ tiên để lại. Như vậy hình thành sự so sánh, thời gian giáo dục mình phải
sống tiết kiệm thật thà, không được lành vết thương mà quên đau. Hữu Ngư
khen Kim Thần rất bản chất, không làm ra vẻ giàu sang phú quí, không như
những anh nông dân kiếm được vài đồng đã huênh hoang phát tài.
Trong lúc nói chuyện thì người nhà đã đưa thức ăn sáng lên, mỗi người
một bát trứng ốp-lết dầu vừng có rắc hành hoa. Đại Trung cầm đũa lật lên,
có đến sáu cái trứng. Văn Hòa ăn trước, nói: “Như thế này chủ nhân mới
vui lòng”.
Văn Hòa “ợ” rồi nói với mọi người, anh ta đã từng về nông thôn, làm
thanh niên trí thức cắm rễ đội sản xuất. Hữu Ngư xua tay: đấy là những
năm tháng vinh quang trong đời. Văn Hòa rất cảm khái, đính chính: “Đấy
là những năm tháng vô ích, rất may về sau tớ đi bộ đội, được làm cán bộ”.
Ăn sáng xong, mọi người đi câu. Kim Thần đưa cho mỗi người một cái cần
câu, nửa bát giun đất trộn với bùn làm mồi câu, một cái chậu nước đựng cá
câu được.
Câu cá ở ao nuôi rất ngon lành, chỉ một lúc sau Đại Trung đã câu được
con trắm cỏ chừng ba kí. Hữu Ngư không thèm nhìn, chê: “Nhỏ, tớ câu
được cá trắm cỏ mười lăm kí”.
Đại Trung vội ngắt lời, nói có lần Hữu Ngư đi câu cả ngày không câu nổi
một con cá giống, vội ra chợ mua mấy cân cá đưa về nói dối vợ. Hữu Ngư
không nói gì, chuyện này anh nói với Đại Trung, Đại Trung dùng gậy ông
để đập lưng ông.
Cá cắn câu của Văn Hòa, giật lên chỉ được một con to bằng ngón tay, anh
gỡ ra rồi thả xuống ao. Một lúc sau giật lên, lại một con cá nhỏ, anh gỡ ra,
thấy ở mép nó có vết xước lưỡi câu, cho rằng vẫn là con cá vừa rồi. Với