Trên đường trở về thành phố, tâm lý Văn Hòa có gì đó bất ổn, nói cuối
tuần không chơi mạt chược tay chân ngứa ngáy lắm. Đại Trung bảo thôi,
không có “lợn” để giết, ta với ta như chuồn chuồn cắn đuôi nhau, chỉ là ta
thắng ta.
Văn Hòa nói: “Đánh với nhau nhỏ thôi, nhỏ còn hơn không”.
Hữu Ngư nói: “Vậy thì được, xe chạy thẳng về công ty, bày bài ra, làm
cách mạng phải tranh thủ sớm tối”.
3
Hồ Bằng chơi mạt chược với chị Hai và mấy chị kia, cuối chầu trở nên
ồn ào. Mỗi tuần không dưới ba lần, buổi tối thứ sáu, và chiều thứ bảy, chủ
nhật.
Người chơi không còn cố định như hồi đầu, chị có bộ mặt như cái bánh
rán vàng là kế toán, mỗi lần chơi mạt chược đều tính toán rõ ràng, đến lần
thứ mười ai được ai thua chị ta có đủ thống kê. Chị ta cứ lầu bầu trước mặt
chị Hai, nói Hồ Bằng là sát thủ, đã được tổng cộng năm nghìn đồng, riêng
chị ta thua chín trăm đồng. Chị Hai biết, thể nào chị ta cũng nói đến “Bánh
vừng”, chị ta rất bất bình ngay trước mặt “Bánh vừng”: “Tôi thua nhiều
cũng chẳng nói làm gì, chơi bài được thua là lẽ thường tình, chỉ nghĩ đến
được liệu còn ai dám đánh nữa? Thua không chịu nổi thì đừng nên ngồi vào
bàn, đừng giống như một nữ công nhân mất việc”.
“Bánh vừng” không nói gì, chồng chị ta là nhân viên tín dụng dưới
quyền Văn Hòa. Nhưng chị ta từ đấy về sau hễ ngồi vào bàn mạt chược là
sợ Hồ Bằng, thấy tư thế chơi bài của anh lại hoảng, đâm bối rối, không còn
biết đánh quân nào, bắt quân nào, chó gà lẫn lộn. Chơi bài có lúc như thế,
làm người khác khó đánh…
Cứ đến thứ sáu hàng tuần chị Hai lại hẹn người đến chơi, chị gọi việc
hẹn người đến chơi mạt chược là “giữ chân”. Cái bàn chơi mạt chược có
bốn chân, thiếu một chân không xong, đánh mạt chược cần bốn người, bực
nhất là ba thiếu một. Mỗi lần như vậy Văn Hòa không dám đi đâu, chờ cho
vợ tìm đủ người. Nếu buổi tối Văn Hòa không về ăn cơm, trước khi đi anh