Thấy mọi người nghe rất nghiêm túc, Hữu Ngư càng nói càng hăng:
“Chúng tôi bàn với nhau, vì anh Mãn chơi một trận cuối cùng, coi như
mượn chậu vàng để rửa tay, từ nay về sau không chơi mạt chược nữa. Xin
mọi người chứng giám”.
Mọi người vỗ tay nhiệt liệt, Cát Hồng xúc động, nói: “Hôm nay tôi phá
lệ, xin tới đây chơi mạt chược. Tôi đưa bàn mạt chược tự động bấy lâu nay
niêm phong ra cho mọi người chơi. Hoan nghênh mọi người xem, trà thuốc
miễn phí”.
Mọi người cùng vui, không ai nghĩ đến ăn uống, ồn ào ngồi vào bàn mạt
chược.
Phòng chơi bài bày ra năm bàn mạt chược, Hữu Ngư đưa ra qui tắc hai
chục nghìn coi như về vườn, người thua nhiều nhất cũng chỉ hai chục
nghìn.
Cát Hồng chia quân bài tú-lơ-khơ cho mọi người làm thẻ nợ, dặn mọi
người chơi đến một trăm nghìn sẽ về vườn, coi như kết thúc.
Tiếng xoa mạt chược rào rào, Cát Hồng bưng trà rót nước còn thêm một
việc, nghe bàn nào xóc bài chị liền đến xâu nợ.
Bàn của Hữu Ngư người đứng xem đông nhất, anh qui định không được
ù nhỏ, mong mọi người ù to không tiền khoáng hậu, cho dù sau này không
chơi nữa mọi người cũng nên đánh thật nghiêm túc, mong sao ù một ván
thật lớn để làm kỉ niệm.
Thẻ nợ trước mặt Hữu Ngư nhiều nhất, người thua một nghìn vẫn cười hì
hì: “Chơi mạt chược chưa bao giờ thoải mái như lúc này, được thua đều có
ý nghĩa!”
Vừa qua mười hai giờ đêm, thẻ nợ trên tay Cát Hồng đã có tám chục
nghìn, xem ra sắp kết thúc, bỗng có tiếng gõ cửa.
Cát Hồng mở cửa chợt đứng sững, định đóng cửa nhưng không kịp, một
tốp cảnh sát ập vào. Chị quen người dẫn đầu nhóm cảnh sát này, chính là
ông Lâu, người xử lý vụ mạt chược của Xuyên Thanh, ông vừa được điều
về làm đồn trưởng trong khu kinh tế. Trong lòng Cát Hồng kêu khổ, cảnh
sát vây lây bàn mạt chược.