Trên bàn không có dấu vết mạt chược, nhưng bài tú-lơ-khơ cũng có thể
là bằng chứng, ông Lâu gọi bộ đàm điều xe cảnh sát lớn đến, dồn tất cả hai
chục người chơi mạt chược lên xe về đồn.
Trên đường đến dồn cảnh sát, Cát Hồng giải thích với ông Lâu, bảo họ
đánh bài bủa vây để quyên góp ủng hộ Tiểu Mãn. Ông Lâu cảm thấy nghìn
lẻ một đêm đi bắt mạt chược chưa ai mượn cớ này, ông bảo Cát Hồng đến
đồn sẽ trình bày.
Đến đồn cảnh sát, mỗi người một câu, tất cả đều nói “bủa vây” không
phải đánh bạc ăn tiền. Hữu Ngư ra sức giải thích bủa vây là gì, mới mấy
tiếng đồng hồ trước mọi người còn nói “bủa vây” thật phấn khởi. Ông Lâu
không biết phải xử lý thế nào. Rõ ràng là đánh bạc lại bảo không phải vì
mục đích được thua, ông đành phải chờ đến sáng hôm sau hỏi phòng pháp
chế của sở.
Phòng pháp chế đã gặp một vụ như thế này rồi, họ xem xét, cho rằng
đánh mạt chược là hành động phạm pháp vì kiếm lợi, còn đây là những
người chơi “bủa vây” nhằm quyên góp ủng họ người gặp khó khăn, không
thể nói không vi phạm trật tự xã hội, ít nhất cũng là làm trái với phong trào:
Phòng pháp chế đề nghị đồn công an phê bình những người tham gia trò
mạt chược.
Ông Lâu nghiêm sắc mặt phê bình mọi người, bảo rõ rằng họ làm việc
tốt nhưng lại bằng phương thức không tốt, mọi người cần nâng cao phẩm
chất. Hữu Ngư nói: “Đúng vậy”. Có mấy người đã từng bị xử lý về tội chơi
mạt chược, vừa bước vào đồn gặp mấy nhân viên cảnh sát quen mặt gọi họ
là “tôi phạm thân quen” lúc này nghe ông Lâu nói không xử lý, tỏ ra vui hết
cỡ.
Từ đồn cảnh sát ra, có người đề xuất tiếp tục “bủa vây”. Không phải chỉ
một vài người muốn vậy, về đến bãi đỗ xe họ cùng ngồi lại. Cát Hồng rất
bình tĩnh, khuyên mọi người về, lý do chị đưa ra vì có ông Lâu đồn trưởng.
Mọi người không làm khó Cát Hồng, bảo bỏ tiền ra, cư tính toán theo ghi
chép, dù sao thì cũng là tiền ủng hộ Tiểu Mãn. Đều là những tay chơi mạt
chược kì cựu, rất nhớ mình thua bao nhiêu, phải bỏ ra bao nhiêu. Cát Hồng