những mô hình bằng xương có liên quan đến mạt chược, trên nền nhà vẽ
những quân bài mạt chược. Bên trong còn trang trí những bức tranh xuân
hạ thu đông và tượng các danh sĩ thời xưa chơi mạt chược.
Hồ Bằng vào bảo tàng, rất thích thú, ở trong đó rất lâu, gặp một đoàn
khách du lịch Nhật Bản. Anh biết vài tiếng Nhật, người hướng dẫn du lịch
giải thích không rõ ràng khiến anh bực mình, nổi hứng anh giở kiến thức
mạt chược ra.
Mấy người khách Nhật Bản nghe rất hứng thú, liên tục giơ ngón tay cái,
nói: “Tốt lắm”. Cảnh tượng ấy đã khiến cho một cảnh sát thường phục đang
cùng vợ đi du lịch, anh ta cảm thấy như đã gặp Hồ Bằng ở đầu rồi. Người
cảnh sát thường phục bỏ vợ đấy, chạy đến một đồn cảnh sát gần đấy tìm
lệnh truy nã trên mạng, đối chiếu với tội trạng của Hồ Bằng. Đến khi người
cảnh sát mặc thường phục và nhân viên cảnh sát của đồn đến bảo tàng thì
Hồ Bằng vẫn đang đọc kinh mạt chược với khách.
Công an thành phố Tứ Phương nhận được thông báo của công an Triết
Giang, lập tức cử ông Đào Triệu Quốc dẫn đầu nhóm điều tra phá án ba
người đến Ninh Ba, họ áp giải Hồ Bằng về tạm giữ ở công an Hàng Châu,
nơi Hồ Bằng ẩn náu, tiến hành thẩm vấn đột xuất.
Trên người Hồ Bằng chỉ có mấy nghìn tiền mặt, ngoài ra không còn tung
tích các khoản tiền bẩn.
Nhóm điều tra của ông Quốc tiến hành khám xét nơi ở của Hồ Bằng,
không tìm thấy bất cứ một đồng tiền mặt, thẻ ngân hàng hoặc sổ gửi tiền,
cũng không phát hiện chứng từ chứng khoán hoặc thứ gì đáng tiền.
Hồ Bằng đã từng học luật, anh biết mình phạm tội gì. Anh nói mình can
tội lừa đảo huy động tiền tiết kiệm của mọi người. Về các khoản tiền bẩn,
anh bảo chỉ là khái niệm chứ không thực chất, dùng hết mấy nghìn có trên
người anh sẽ không còn đồng nào, tiếp theo chuẩn bị tự kiếm ăn. Anh nói:
“Thật tình tôi không có tiền, tôi là người có thể vượt vũ môn, chui hang
chó”.
Sau mấy ngày ở lại Hàng Châu, Hồ Bằng bị dẫn giải về Tứ Phương. Về
đến nơi, anh vẫn không thể khai báo khoản tiền bẩn ấy ở đâu, anh bịa