cho công việc ở điểm cuối cùng của đời người. Hai bài phóng sự hợp thành
chùm bài được Ban tuyên giáo tỉnh khen thưởng. Bác công nhân Chung
Đại Hữu làm công việc mai táng rất đặc biệt trở nên nổi tiếng, được đưa lên
phụ trách nhà tang lễ. Thỉnh thoảng Xuyên Thanh cũng phải tìm bác Hữu
để giúp đỡ chuyện ma chay của bạn bè, chỉ cần có điện thoại của Xuyên
Thanh, bác Hữu liền hỏi thời gian, địa điểm, nhân vật và thu xếp mọi việc
thật chu đáo.
Để tỏ lòng biết ơn Xuyên Thanh đã đưa bác lên vị trí lãnh đạo, rất nhiều
lần bác mời anh ăn cơm.
Xuyên Thanh và Đông Ninh, Hồ Bằng đến nhà tang lễ, nơi không ai có
thể ăn cơm tối ở đấy. Ông Hữu nói: “Đến một nhà hàng ngon nhất, tôi sẽ kí
hóa đơn. Chiêu đãi các vị cán bộ tuyên truyền văn hóa phải thật long trọng,
không thể qua loa xong chuyện”.
Để bày tỏ sự trọng thị, ông đem theo cấp phó và hai cô nhân viên trẻ đẹp.
Đông Ninh quen hai cô này, anh nói với Hồ Bằng: “Các cô này cùng khiêng
linh cữu ra xe tang, khỏe lắm”.
Họ ngồi lên một chiếc xe con của nhà tang lễ có số đuôi 121 đến nhà
hàng. Tiệc rượu kết thúc, Hồ Bằng thấy Đông Ninh còn do dự, liền cùng
ngồi xe về nhà tang lễ, đưa anh ta đi tham quan.
Xuyên Thanh về đến nhà, vợ anh là Cát Hồng đã nằm lên giường xem ti
vi. Cát Hồng thấy anh lần lữa mãi mới lên giường, hỏi anh tại sao, anh bảo
phải đi vệ sinh. Cát Hồng nghi ngờ: “Đi vệ sinh mà kĩ thế à, mất đến vài ba
thước khối nước”. Anh khai thật, ăn xong rồi đến nhà tang lễ. Thấy mặt vợ
trĩu nặng, anh giải thích: “Cũng tại anh Ninh, anh ấy mở kho lạnh để tử
thi”. Cát Hồng không nói gì, chị ôm gối vào phòng con gái ngủ chung.
Xuyên Thanh không ngăn, đúng với ý muốn của anh.
Sáng sớm hôm sau, Cát Hồng dậy, dựng chồng cùng dậy. Chị đeo găng
tay cao su, cuộn hết chăn đệm đưa ra máy giặt, Xuyên Thanh đi tắm, thay
đồ từ trong ra ngoài. Anh biết ý, đi làm bữa ăn sáng, thỉnh thoảng quan sát
vẻ mặt Cát Hồng. Anh biết vợ lúc này đang nặng mặt. Mọi ngày, sau khi