Bạn có kiến thức sâu rộng từ trước về lĩnh vực.
Bạn đang giải quyết những vấn đề mà ai cũng phải công nhận, chẳng
hạn như cải thiện doanh thu hoặc tỷ lệ chuyển đổi trên trang đích.
Bạn đang giải quyết các vấn đề khó nhằn nhưng ai cũng biết đến, chẳng
hạn như tìm ra phương pháp chữa bệnh ung thư hoặc chống đói nghèo.
Trong những trường hợp như vậy, rủi ro lớn hơn có thể không liên quan
đến việc kiểm tra vấn đề, mà là hiểu vấn đề – nghĩa là phân khúc khách
hàng bị ảnh hưởng nhiều nhất (người đón nhận sớm), họ đang giải
quyết những vấn đề này như thế nào (các phương án giải quyết hiện tại)
và những gì bạn cung cấp mà lại khác biệt (UVP).
Ngay cả trong những trường hợp này, tôi vẫn khuyên bạn nên thực hiện
một số cuộc phỏng vấn Vấn đề để xác minh hiểu biết của bạn và sau đó
chuyển sang các cuộc phỏng vấn Giải pháp.
“Tôi không thể kiểm tra vấn đề, vì nó mù mờ.”
Bạn có thể đang xây dựng một sản phẩm không nhằm giải quyết vấn đề – ví
dụ như trò chơi điện tử, một bộ phim ngắn hoặc một cuốn tiểu thuyết giả
tưởng. Tôi cho rằng thậm chí trong những trường hợp này vẫn có những vấn
đề tiềm ẩn, dù những vấn đề ấy chịu sự chi phối của đam mê nhiều hơn là
của nỗi khổ sở.
Như trong trường hợp trước, tôi đồng ý rằng những điều này không cần phải
kiểm tra một cách tường minh. Thay vào đó, trước hết hãy dành thời gian để
tìm hiểu đối tượng của bạn (người đón nhận sớm) và sau đó tìm những cách
thức nhỏ hơn, nhanh hơn để kiểm tra giải pháp – ví dụ: xây dựng đoạn giới
thiệu trò chơi điện tử, bộ phim ngắn hoặc cuốn sách của bạn.
“Mọi người sẽ ăn cắp ý tưởng của tôi.”
Các cuộc phỏng vấn ban đầu (và các trang giới thiệu) cần tập trung hoàn
toàn vào vấn đề, bạn cố gắng tìm hiểu vấn đề từ những khách hàng đã gặp