VĂN HÓA BÁCH VIỆT LĨNH NAM VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG - Trang 127

Hình vẽ trên trống đồng cho thấy nhà sàn xưa có sàn thấp, chưa có vách, mái
cong hình thuyền, thang lên nhà đặt phía trước, bên cạnh có nhà kho để cất giữ
lương thực, vật dụng [Lê Văn Hảo 1989: 81]. Tuy nhiên, tại một số vùng (nhất
là đồng bằng, trung du) nhà nền đất cũng từng xuất hiện phổ biến, chẳng hạn
như kiểu nhà táng Đông Sơn phát hiện tại Bắc Bộ Việt Nam.

H.2.36. Nhà sàn Đông Sơn [Kim Định 1999: 40]

Cũng giống như nhiều vùng văn hóa Bách Việt khác, mái cong hình thuyền

ghi đậm dấu ấn sông nước cũng là một đặc trưng quan trọng trong kiến trúc
Bách Việt, trong đó có Lĩnh Nam. Hiện tại, đình chùa miếu mạo ở Việt Nam,
kiến trúc truyền thống các hệ dân Hán Lĩnh Nam và Phúc Kiến, kiến trúc
truyền thống các tộc người Choang, Đồng, Thủy, Bố Y v.v. đều thể hiện sống
động đặc điểm này.

2.5. Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội

Phẩn này chủ yếu thảo luận về các mối quan hệ văn hóa cấp vùng, tức lấy

vùng văn hóa làm trục khảo sát chính. Để có góc nhìn phổ quát, chúng tôi đi từ
phân tích mối quan hệ văn hóa giữa Lĩnh Nam với các vùng Bách Việt khác,
giữa Lĩnh Nam với các vùng văn hóa Đông Nam Á còn lại (chủ yếu là vùng cư
dân Môn-Khmer); và giữa Lĩnh Nam với Trung Nguyên để làm nổi rõ vị trí
văn hóa Lĩnh Nam. Đây là hướng khảo sát theo chiều không gian trục tung.

Tóm tắt mối quan hệ giữa Lĩnh Nam và các vùng văn hóa hữu quan (ưu tiên

theo mối quan hệ gần – xa) như sau:

Bảng 2.4. Các mối quan hệ văn hóa Bách Việt vùng Lĩnh Nam với bên ngoài

ở Đông Á

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.