VĂN HÓA BÁCH VIỆT LĨNH NAM VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG - Trang 128

2.5.1. Văn hóa Bách Việt vùng Lĩnh Nam trong mối quan hệ với văn hóa các

vùng Bách Việt khác

Tiểu mục này sắp xếp theo tiêu chí gần – xa, do vậy chúng tôi bắt đầu với

mối quan hệ Lĩnh Nam với Vân-Quý, rồi lần lượt đến Mân-Đài, Nhị Hồ, và
Ngô Việt.

a. Văn hóa Bách Việt vùng Lĩnh Nam trong mối quan hệ với văn hóa vùng

Vân- Quý

Trong quan hệ với Vân–Quý, hai tiểu vùng Âu Việt và Lạc Việt gắn bó mật

thiết hơn cả, thể hiện nhiều nhất ở: (1) quan hệ chủng tộc-lịch sử, và (2) quan
hệ văn hóa.

Quan hệ chủng tộc và lịch sử hai vùng khởi nguyên từ sự liên thông của tự

nhiên (núi, thung lũng, sông ngòi, khí hậu..). Người Bách Việt cư trú rải rác ở
Quý Châu và phần đất phía đông, đông nam Vân Nam [Hoàng Hưng Cầu
2008], tức nối tiếp với tây Lĩnh Nam thành một dải. Ở phương diện di truyền
học, tác giả Lý Huy [2002] qua phân tích các thành phần cơ bản của gen di
truyền Bách Việt đã kết luận rằng Lĩnh Nam là chiếc nôi đầu tiên của Bách
Việt, sau đó khối này phân tán thành hai nhánh: (1) nhánh Tây Việt lên Vân-
Quý; còn (2) nhánh Đông Việt lên các vùng Mân-Đài, Ngô Việt. Đến giữa thiên
niên kỷ I trCN, văn hóa đồ đồng Đông Sơn và Điền Việt phát triển mạnh, trình
độ đúc đồng lên cao, tiêu biểu là trống đồng. Các nghiên cứu gần nhất
(Higham (1986), Ambra Calò (2009) v.v.) cho thấy đồng bằng sông Hồng và
thung lũng Điền Trì là hai trung tâm trống đồng lớn, có niên đại gần đồng thời.
Trục sông Hồng là “giao lộ” quan trọng, do vậy có trống Đông Sơn ở Vân-Quý

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.