và ngược lại. Quan sát hoa văn cho thấy trống Điền Việt mang loại hình trung
gian chuyển tiếp giữa chất du mục (Trung Á) với chất đồng bằng lúa nước,
hoàn toàn phù hợp với điều kiện tự nhiên hai vùng
H.2.37. Vị trí Lĩnh Nam và Vân-Quý [groups.yahoo.com]
H.2.38. Sự thống nhất của hai nhóm Tây Việt và Đông Việt trong công trình nghiên cứu của Lý Huy
[2002]
Cả hai vùng văn hóa chịu chung một bối cảnh lịch sử, tính từ lúc nhà Tần
nam chinh. Thời Hán Vũ Đế, nhà Tây Hán dựa vào cao nguyên Vân–Quý để
chinh phục Lĩnh Nam, sau đó quay trở lại thâu tóm cao nguyên này. Tuy nhiên,
với địa thế rừng núi hiểm trở, quá trình Hán hóa ở đây diễn ra muộn hơn, ít
hơn và chậm hơn. Một lượng lớn dân Việt vùng đông Vân-Quý và tây Lĩnh
Nam di cư về phía nam-tây nam lập ra nhóm Ai Lao và 12 châu Thái (Tây
Song Bản Nạp), sau tiếp tục xuống bắc Đông Dương. Đến các tk. IV-V, cục
diện lịch sử cả hai vùng bắt đầu có sự khác biệt. Từ đó trở đi, dân Việt hai
vùng này bắt đầu phân làm hai nhánh: phần phía đông Vân–Quý và toàn bộ