VĂN HÓA BÁCH VIỆT LĨNH NAM VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG - Trang 132

Các đặc trưng chung nguồn cội Bách Việt của cả hai vùng Lĩnh Nam và Nhị

Hồ có thể kể cắt tóc – xăm mình, dùng bôn có nấc – bôn có tay cầm, ở nhà sàn,
sản xuất đồ gốm hoa văn kỷ hà, văn hóa sông nước, tục dùng kê bốc v.v. đều
hiện diện ở cả hai vùng.

Văn hóa Lĩnh Nam và Nhị Hồ cùng gắn bó nhiều trên phương diện lịch sử –

xã hội. Ngay từ thời văn hóa Dương Việt và Can Việt còn làm chủ Nhị Hồ (tk.
IV trCN về trước) thì giữa hai vùng đã tồn tại nhiều mối quan hệ giao lưu văn
hóa. Tiêu biểu nhất là con đường truyền bá, giao lưu lúa nước và kỹ thuật canh
nông Lĩnh Nam – Dương Tử đi qua vùng này, trong đó các con sông Nguyên,
sông Tương, sông Can là các trục “xa lộ” (ví dụ: hạ lưu Dương Tử – hồ Động
Đình – sông Tương – Việt Thành Lĩnh – Li Giang – Tây Giang) [Higham
1996: 83-84; 309-310]. Cũng thông qua các trục giao lưu này mà nhiều sản
phẩm gốc Trung Nguyên (qua đồng, nha chương v.v.) cũng được du nhập vào
Lĩnh Nam, và ngược lại thổ sản Lĩnh Nam được giới thiệu lên phía bắc.

Trong khảo cổ học, hiện tại Trung Quốc có một quan điểm cho nghề đúc

đồng của người Dương Việt vùng Động Đình là cội nguồn của nghề đúc đồng
ở Lĩnh Nam. Điển hình là Lý Long Chương [1995: 275-312], người khẳng
định văn hóa người Việt tại vùng Lưỡng Quảng là sự tiếp tục của văn hóa
Động Đình. Qua nghiên cứu so sánh mộ táng, tác giả cho rằng “vào thời đồ
đồng, diện mạo cơ bản của văn hóa mộ táng giữa hai vùng này là giống nhau,
chúng thuộc cùng một dân tộc” [dẫn trong Trịnh Tiểu Lô 2007: 236]. Quan
điểm này tuy không hoàn toàn chính xác song cũng phần nào nói lên được mối
quan hệ mật thiết giữa hai cộng đồng văn hóa. Tuy nhiên, theo Trịnh Tiểu Lô
[2007: 236], từ trước khi người Việt vùng Nhị Hồ vào, văn hóa Lĩnh Nam đã
phát triển cao, do đó dòng văn hóa Dương Việt sau khi thâm nhập Lĩnh Nam
thời gian ngắn đã chóng vánh dung hòa vào văn hóa bản địa. Hà Văn Tấn [dẫn
theo Trần Ngọc Thêm 2001] khảo sát chữ viết trên chiếc qua đồng ở Hồ Nam
thuộc kiểu chữ Lạc Việt cổ cho rằng văn hóa Lĩnh Nam ít nhiều “ảnh hưởng
lên phía bắc, theo lưu vực sông Nguyên, sông Tương”.

Đến thời chiến tranh Sở – Việt và Sở Nam tiến thì mối quan hệ ấy thiên về

một chiều từ bắc xuống Nam hơn là ngược lại, do các nền văn hóa Sở, Trung
Nguyên lớn mạnh ở phía bắc liên tục gây sức ép khiến người Việt vùng Nhị Hồ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.