VĂN HÓA BÁCH VIỆT LĨNH NAM VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG - Trang 134

H.2.42. Vị trí Lĩnh Nam và Ngô Việt [groups.yahoo.com]

Trong văn hóa dân gian, tục ăn trầu hiện vẫn rất phổ biến trong vùng nam

Động Đình (chỉ ở nam giới), thịnh hành hơn cả các nơi khác như Phúc Kiến,
Lưỡng Quảng [tư liệu điền dã 2008]. Tương tự, ngôn ngữ, nghệ thuật Lĩnh
Nam có tiếp nhận ngôn ngữ, nghệ thuật người Việt vùng Nhị Hồ. Sự hình
thành các phương ngữ Hán như Quế-Liễu (bắc Quảng Tây), Quảng Đông về
sau đều có đóng góp của tiếng Việt Nhị Hồ. Tương tự loại hình Việt ca (

粤歌)

phổ biến ở Quảng Đông được cho là có sự đóng góp không nhỏ của truyền
thống kịch nghệ vùng Động Đình [Phùng Minh Dương 2006: 25].

d. Văn hóa Bách Việt vùng Lĩnh Nam trong mối quan hệ với văn hóa vùng

Ngô Việt

Ngô Việt là vùng văn hóa phát triển sớm nhất song cũng là vùng Hán hóa

sớm nhất và triệt để nhất trong cộng đồng Bách Việt. Lịch sử Trung Hoa thời
Xuân Thu từng ghi nhận sự hiện diện của hai nước Bách Việt là Câu Ngô (hạ
lưu Dương Tử) và Vu Việt (vịnh Hàng Châu) trong cuộc chiến tranh giành
Trung Nguyên.

Giới khảo cổ học phương Tây từng có giả thuyết một lượng lớn cư dân nông

nghiệp lúa nước có trình độ tổ chức xã hội cao vùng Ngô Việt đã di cư về phía
đất Mân (vùng Mân-Đài) và đến tận Lĩnh Nam vào khoảng 4000 đến 5000
năm trước. Khi vào đến vùng đông bắc Lĩnh Nam (nay là Quảng Đông) thì hợp
chủng với cư dân nói ngôn ngữ Tày-Thái tạo thành tộc Nam Việt. Ở chương 3,
chúng tôi thảo luận sâu hơn về sự thâm nhập của cư dân Ngô Việt tại đồng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.