VĂN HÓA BÁCH VIỆT LĨNH NAM VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG - Trang 135

bằng sông Hồng-sông Mã, cùng hòa trộn với nhóm cư dân nói tiếng Tày-Thái,
Môn-Khmer tại đó để hình thành tộc Cổ Lạc Việt.

Các cuộc di cư của người Ngô Việt liên tục kéo dài trong lịch sử, tính từ

khoảng 4000-5000 năm trước cho đến hết thời Tam Quốc ở Trung Quốc. Sau
đợt thiên di thứ nhất kể trên, đợt thiên di thứ hai xảy ra vào thời kì chiến tranh
Ngô-Việt, chiến tranh Sở-Việt và quá trình Hán hóa (trước và sau CN). Tác giả
Trịnh Tiểu Lô [2007: 237] phân quá trình Nam di của người Ngô Việt thời này
thành hai tuyến. Tuyến phía tây xuất phát từ tây nam Chiết Giang qua eo đồng
bằng nhỏ vào đông bắc Giang Tây, vượt Giang Tây và Ngũ Lĩnh vào Quảng
Đông theo đường sông Bắc Giang, từ đó tỏa ra các hướng (hình 1.19, chương
1). Tuyến phía đông cũng xuất phát từ Chiết Giang men theo bờ biển qua Phúc
Kiến rồi tiếp cận Lĩnh Nam tại vùng Triều Châu – Sán Đầu trước khi di tản về
các nơi khác.

Tác giả người Pháp Aurousseau từng đề xuất thuyết tuyệt đối Ngô Việt

thành Bách Việt, cho rằng năm 333 trCN, Sở diệt Ngô Việt, dân Ngô Việt bắt
đầu di cư xuống phía nam, ngang qua vùng Phúc Kiến lập nước Đông Việt,
xuống bắc Quảng Đông – Quảng Tây lập nước Nam Việt, đi mãi xuống phía
nam lập ra các tộc Âu Việt và Lạc Việt [dẫn trong Mông Văn Thông: 1983:
29]. Ở Việt Nam, các tác giả Trần Trọng Kim (1919), Đào Duy Anh (1955)
cũng lập luận tương tự. Tuy nhiên, quan điểm này cho đến nay đã bị bác bỏ, do
nó không phù hợp với kết quả nghiên cứu các khoa học hiện đại.

Trên thực tế không thể phủ nhận sự đóng góp to lớn của Ngô Việt trong văn

hóa Bách Việt vùng Lĩnh Nam. Sở diệt Việt năm 333 trCN, mở đầu cho dòng
chảy của tinh hoa Ngô Việt về hướng nam, qua các ngả Mân-Đài, Nhị Hồ mà
đích đến là Lĩnh Nam. Thành Nam Vũ (

南武城) cổ ở lưu vực Bắc Giang (bắc

Quảng Đông) được cho là do hậu duệ của người Ngô Việt sau khi chạy loạn
vào xây nên (theo cuốn Dương Thành Cổ Sao

羊城古钞). Từ đời Hán trở về

sau, nhiều nhân tài Ngô Việt vào Lĩnh Nam góp phần mang tinh hoa văn hóa
Việt cổ vùng Dương Tử vào, làm đa dạng hóa văn hóa truyền thống ở đây. Tiêu
biểu có Viên Chung (

袁中, người Nhữ Nam) và Hằng Diệp (恒叶, người Long

Kháng, An Huy) cùng vào đất Giao Chỉ đời Hán Hiến Đế, v.v.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.