không ngừng thiên di xuống Nam cùng với văn hóa của họ. Các cuốn Chiến
Quốc Sách, Sử Ký (Ngô khởi liệt truyện) và Hậu Hán Thư (Nam Man liệt
truyện) đều có viết rằng vua Sở Điêu Vương (401 – 381 trCN) lúc khởi tranh
với nước Ngô đã “Nam công Dương Việt
南功扬越”, làm cho một bộ phận
dân Việt vào đất Lĩnh Nam [Ngô Vĩnh Chương 1990: 82]. Kể từ sau năm 333
trCN, khi người Sở làm chủ hai vùng Nhị Hồ và Ngô Việt, văn hóa Sở tiếp tục
quá trình giao lưu văn hóa qua lại giữa Nhị Hồ và Lĩnh Nam.
Đến các thời Tần-Hán, ngoài đường thủy truyền thống còn có thêm ba con
đường bộ chính nối thông hai vùng, gồm (1) Sâm Châu (Hồ Nam) vào Liên
Châu (Quảng Đông), (2) Đạo Châu (Hồ Nam) vào Hạ Huyện (Quảng Tây), và
(3) Toàn Châu (Hồ Nam) vào Tịnh Giang (Quảng Tây).
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-43 sau CN) nổ ra dưới sự liên kết người Việt
Lĩnh Nam – Nhị Hồ –Tứ Xuyên. Theo dân gian, nữ tướng Phật Nguyệt trấn
giữ vùng Hồ Nam. Miếu thờ Hai Bà Trưng từng được dựng lên rải rác dọc
sông Tương từ đất Linh Lăng cho đến hồ Động Đình. Sau cuộc khởi nghĩa, Mã
Viện đã bắt 300 cừ soái Lạc Việt về sống cách ly ở vùng Linh Lăng (nam Hồ
Nam) [tư liệu điền dã 2008].
H.2.41. Vị trí Lĩnh Nam, Nhị Hồ[groups.yahoo.com]