VĂN HÓA BÁCH VIỆT LĨNH NAM VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG - Trang 137

tiếng Việt hiện đại có cơ tầng Môn-Khmer, cơ chế Tày-Thái và sau có thêm từ

vựng gốc Hán

[67]

(xem chương 3). Trong khi đó, yếu tố Môn-Khmer trong văn

hóa các tộc người Tày-Thái rất mờ nhạt. Văn hóa Môn- Khmer gần với văn
hóa Việt-Mường hơn với Tày-Thái, tức văn hóa Môn-Khmer cổ có mối quan
hệ mật thiết nhất với Lạc Việt.

Theo khảo cổ học, người Môn-Khmer phía đông cổ từng có mặt ở đồng

bằng sông Hồng-sông Mã từ ít nhất 4000 năm trước [Nguyễn Tài Cẩn 1995],
trước khi cư dân Đông Việt phía đông bắc tràn xuống theo ngả ven biển. Nhiều
tác giả Việt Nam thống nhất rằng, Môn-Khmer là bộ phận khá quan trọng trong
thành phần tộc người ở đồng bằng sông Hồng cổ đại dù rằng xét về văn hóa –
xã hội thì yếu tố Bách Việt mới là chủ thể. Đó là nguyên do tiếng Việt hiện đại
mang cơ tầng Môn-Khmer song văn hóa lại mang gốc Bách Việt. Thứ nhất, đó
là sự khác biệt trong tập quán canh nông. Người Lạc Việt chuộng ruộng sâu
trong khi người Môn-Khmer được cho là xuất phát từ kiểu “đao canh hỏa
chủng” và ưa trồng tỉa, cày cấy trên ruộng cạn. Thứ hai, người Lạc Việt bước
vào thời kì văn minh Đông Sơn, đỉnh cao của nó là sản xuất trống đồng, bộ
phận Môn-Khmer bên ngoài đồng bằng sông Hồng–sông Mã thì tuyệt nhiên
không sản xuất mà chỉ du nhập và sử dụng. Sự khác biệt giữa hai khối này còn
có thể được bổ trợ bằng các minh chứng khảo cổ học, di truyền học và văn hóa
dân gian phát hiện trong nhiều thập kỷ gần đây. Theo chúng tôi, khó có thể xếp
văn hóa cư dân Môn-Khmer vào Bách Việt, song sự đóng góp của khối dân cư
này trong cộng đồng Lạc Việt đã gắn chặt văn hóa của họ với Lĩnh Nam.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.