and linguistic interfence) hơn là quan hệ giao lưu văn hóa – xã hội (cultural
and social exchanges).
2.5.3. Văn hóa Bách Việt vùng Lĩnh Nam trong mối quan hệ với văn hóa
Hoa Hạ – Hán
Xét theo nguồn gốc và loại hình văn hóa, văn hóa Bách Việt vùng Lĩnh Nam
là một bộ phận của văn hóa Đông Nam Á cổ, trong khi văn hóa Hoa Hạ – Hán
là một phần của văn hóa Đông Bắc Á.
Xét về điều kiện tự nhiên, sự chênh lệch về vĩ độ, thời tiết, địa hình đã tạo
nên sự khác biệt cơ bản về hệ sinh thái hai vùng. Lĩnh Nam nằm ở rìa phía
đông nam của trung tâm lúa nước cổ đại, trong khi đó vùng văn hóa Hoa Hạ –
Hán lấy sông Hoàng Hà làm trục chính, là trung tâm của nông nghiệp lúa cạn
(kê mạch). Điều kiện tự nhiên khác biệt dẫn đến sự khác biệt về loại hình kinh
tế – văn hóa, kết quả là hai đối tượng này trực thuộc hai dòng văn hóa Nam,
Bắc riêng biệt.
Bảng 2.5: So sánh vị trí văn hóa Bách Việt vùng Lĩnh Nam và văn hóa Hoa
Hạ – Hán
Theo dòng lịch sử, vùng Lĩnh Nam trải qua nhiều biến động, cuối cùng một
bộ phận lớn hòa nhập vào văn hóa Hoa Hạ – Hán, chỉ một phần còn lại duy trì
ổn định tương đối để tiếp tục phát triển. Do vậy, mối quan hệ văn hóa cơ bản
giữa Lĩnh Nam và Trung Nguyên là quan hệ lịch sử – xã hội, phân thành gián
tiếp và trực tiếp.
Quan hệ văn hóa gián tiếp có lịch sử lâu đời hơn, tính từ thời tiền sử khi mà
các tiếp xúc văn hóa, trao đổi thương mại Bách Việt – Hoa Hạ thông qua một
loạt các nền văn hóa trung gian là Ba Thục, Sở, Tề v.v.. Lĩnh Nam cũng sớm